Giá tiêu giảm đồng loạt đặt ra thách thức gì cho xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam?

Nguyễn Phương Thứ ba, ngày 16/07/2024 18:50 PM (GMT+7)
Giá tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở 148.000 – 149.000 đồng/kg, giảm đồng loạt 2.000 đồng so với hôm trước. Giá tiêu thu mua trung bình ở 148.600 đồng/kg. IPC không điều chỉnh giá tiêu của Indonesia và Brazil, giữ vững giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam và Malaysia.
Bình luận 0

Giá tiêu hôm nay ở trong nước (16/7)

Thị trường tiêu trong nước hôm nay: Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở 148.000 – 149.000 đồng/kg.

Giá tiêu cao nhất thu mua ở các vùng trọng điểm hồ tiêu (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước) được ghi nhận ở mức 149.000 đồng/kg.

Cụ thể: Tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu ở mức 149.000 đồng/kg.

Tại Gia Lai và Đồng Nai, mức giá tiêu là 148.000 đồng/kg.

Tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 148.000-149.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay giảm tiếp tại thị trường trong nước, hiện có mức giá thấp nhất là 148.000 đồng/kg.

Giá tiêu giảm đồng loạt đặt ra thách thức gì cho xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam?- Ảnh 1.

Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở 148.000 – 149.000 đồng/kg, giảm đồng loạt 2.000 đồng so với hôm trước.

Giá tiêu giảm đồng loạt đặt ra thách thức gì cho xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam?- Ảnh 2.

Giá hạt tiêu trong nước hôm nay giao dịch ở 148.000 – 149.000 đồng/kg, giảm đồng loạt 2.000 đồng so với hôm trước.

Giá tiêu trực tuyến hôm nay (16/7)

Cập nhật giá tiêu thế giới từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), thời điểm này, giá tiêu đen Inndonesia ổn định so với ngày hôm qua; giá tiêu Brazil đi ngang, trong khi đó, tiêu Malaysia không thay đổi. Giá tiêu Việt Nam niêm yết hôm nay ổn định.

Giá tiêu đen Lampung tại Indonesia ở mức 7.203 USD/tấn.

Giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.125 USD/tấn.

Giá tiêu đen Kuching tại Malaysia ASTA ổn định ở mức 7.500 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok Indonesia loanh quanh ở mức 9.171 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 8.800 USD/tấn.

Giá tiêu các loại của Việt Nam hôm nay ổn định. Trong đó, giá tiêu đen của Việt Nam loại 500 gr/l đạt 6.000 USD/tấn; loại 550 gr/l đạt 6.600 gr/l. Tương tự, giá tiêu trắng đạt 8.800 USD/tấn.

Giá tiêu giảm đồng loạt đặt ra thách thức gì cho xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam?- Ảnh 3.

Giá tiêu giảm đồng loạt đặt ra thách thức gì cho xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam?- Ảnh 4.

6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 142.586 tấn hồ tiêu các loại, giảm 6,8% về lượng nhưng tăng 30,5% về giá trị.

Thách thức cho ngành xuất khẩu hạt tiêu

Giá hạt tiêu dù sụt giảm so với lúc đạt mức cao nhất hồi giữa tháng 6/2024, nhưng hiện vẫn đang ở ngưỡng cao và có thể lập thêm đỉnh mới tùy vào từng thời điểm. 

Mặc dù vậy, giá tiêu vẫn có thể hạ nhiệt bất cứ lúc nào, do đó doanh nghiệp cần lường trước khả năng này để điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tránh mở rộng diện tích tràn lan hay ký hợp đồng mua xa, bán xa rất dễ gặp rủi ro.

Theo Hiệp hội Hạt tiêu và cây gia vị Việt Nam, giá xuất khẩu bình quân tiêu đen 6 tháng năm 2024 đạt 4.365 USD/tấn, tiêu trắng đạt 5.983 USD/tấn, tăng tương ứng 922 USD và 1.028 USD so với 6 tháng năm 2023.

Giá tiêu tăng mạnh trong năm 2024 đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành xuất khẩu tiêu Việt Nam. Với nhu cầu tiêu thụ tăng cao từ các thị trường quốc tế và sự giảm sút sản lượng toàn cầu, ngành hạt tiêu Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để có những chiến lược phát triển bền vững, phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp và nông dân. 

Ngành tiêu Việt cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển thương hiệu. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế lớn mà còn khẳng định vị thế của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Trên thế giới, quy mô thị trường hạt tiêu toàn cầu được định giá 5,43 tỷ USD, dự báo tăng trưởng trung bình hơn 20% trong giai đoạn 2024 - 2032.

6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 142.586 tấn hồ tiêu các loại, giảm 6,8% về lượng nhưng tăng 30,5% về giá trị.

Xét về thị trường, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam với khối lượng đạt 37.435 tấn, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 26,3% thị phần.

Theo sau là thị trường các nước như: Đức với 9.526 tấn (tăng 106,7%); thị trường UAE đạt 8.388 tấn (tăng 15,2%); xuất sang Ấn Độ đạt 8.173 tấn (tăng 45,7%) và sang thị trường Hà Lan đạt 6.019 tấn (tăng 52,1%).

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) nhận định, bên cạnh những thách thức về vấn đề dư lượng, giá cước…, ngành hồ tiêu còn phải đối mặt với nhiều thách thức mới từ nay tới cuối năm 2024.

Đó là sản lượng hồ tiêu của Việt Nam trong năm 2024 có thể sẽ ở mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Tại các nước sản xuất hồ tiêu khác như Ấn Độ, Indonesia, Brazil, sản lượng được dự báo cũng sẽ giảm. Điều này dẫn tới lượng hồ tiêu nhập khẩu vào Việt Nam cũng sẽ giảm cuối năm 2024. Bởi Việt Nam chủ yếu nhập khẩu hồ tiêu từ Indonesia, song giá hồ tiêu của nước này ngày càng đắt đỏ khi khách hàng của Indonesia chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc - vốn sẵn sàng trả giá cao. Do đó, Indonesia chỉ bán cho Việt Nam khi nguồn cung dư thừa.

Còn với Brazil, dù có giá thấp hơn Việt Nam nhưng với tình hình hạn hán, mất mùa, người dân Brazil cũng sẽ không vội bán ra với giá rẻ. Hiện Brazil đang chào giá thấp hơn Việt Nam khoảng 50-100 USD/tấn. Nếu nhập về với mức giá này để chế biến xuất khẩu, DN Việt Nam không thể có lời được.

Với lượng tồn kho thấp, sản lượng dự báo giảm và lượng nhập khẩu thấp hơn, VPSA cho rằng, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2024 có thể sẽ đạt mức thấp nhất trong 5 năm gần đây.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem