Tính đến 10h sáng ngày 14.7, giá vàng SJC tại TP.HCM được niêm yết ở mức giá 36.540 đồng/lượng (mua vào) – 36.980 đồng/lượng (bán ra).
Tại Hà Nội, giá vàng SJC được niêm yết ở mức giá 36.540 đồng/lượng (mua vào) – 37.000 đồng/lượng (bán ra).
So với chốt phiên chiều qua, giá vàng giảm chiều mua vào giảm 190.000 đồng/lượng, giảm 130.000 đồng/lượng chiều bán ra. Chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra là 460.000 đồng/lượng.
Giá vàng trong nước chênh với giá vàng thế giới khoảng 960.000 đồng/lượng
Trước đó, mở phiên giao dịch sáng nay, lúc 7h30, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 36.650 đồng/lượng (mua vào) – 37.050 đồng/lượng (bán ra), giảm 80.000 đồng/lượng chốt phiên ngày hôm qua.
Tại thị trường Hà Nội, giá vàng miếng SJC được niêm yết tại Bảo Tín Minh Châu ở mức giá 36.700 đông/lượng (mua vào) – 36.870 đồng/lượng (bán ra).
Trên thị trường thế giới, giá vàng hôm nay tăng trở lại sau 4 phiên giảm liên tiếp khi chứng khoán có dấu hiệu đi xuống. Giá của kim loại quý này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trên mức 1.344 USD/ounce trước đồn đoán kích thích kinh tế.
Giá vàng thế giới có sự phục hồi khi được sự hỗ trợ của chính sách nới lỏng tiền tệ và chỉ số chứng khoán, triển vọng kích thích kinh tế làm tăng nhu cầu của nhà đầu tư khiến USD suy yếu. Cùng với đó, giá vàng cũng được hưởng lợi do những bất ổn kinh tế tại Anh và châu Âu sau khi sự kiện Brexit.
Hiện giá vàng giao ngay đã tăng lên mức 1.345 USD/oz: Giá vàng giao tháng 8 tăng tương ứng lên 1.343 USD/oz. Theo tỷ giá ngoại tệ ngày hôm nay, giá vàng thế giới tương đương 36,15 triệu đồng/lượng, như vậy hiện tại vàng trong nước vẫn đang cao hơn thế giới khoảng 960.000 đồng/lượng
Quan sát những đợt giá vàng tăng mạnh trong các thập kỷ qua đều có chung đặc điểm là gắn với một bất ổn kinh tế - tiền tệ thế giới. Bất ổn khiến các tổ chức tài chính và người dân tìm đến vàng để giữ an toàn tài sản, cũng là dịp để các tổ chức kinh doanh vàng và nhà đầu cơ tài chính tìm kiếm lợi nhuận cao qua việc lướt sóng.
Ví dụ trong giai đoạn khủng hoảng tái chính 2008, chỉ trong ngày 18.9.2008, giá vàng tăng trên 10%, từ 780 USD/Ounce lên 885 USD/Ounce, khi nghe tin Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers nộp đơn xin phá sản.
Hoặc giá vàng liên tục tăng và lập đỉnh vào tháng 9.2011, do Standard & Poor’s đánh giá rủi ro trả nợ của Mỹ đang tăng, và đã hạ thấp xếp hạng trái phiếu Chính phủ Mỹ, làm giá trái phiếu Mỹ và đồng USD rớt mạnh, tạo làn sóng nhà đầu tư bán tháo trái phiếu chuyển qua dự trữ vàng.
Đợt giá vàng tăng mới nhất là tháng 6 vừa qua bắt đầu từ Brexit, với nỗi lo kinh tế Anh sẽ suy giảm sau khi rời EU. Cho rằng Anh không còn hưởng những đặc quyền của thị trường chung châu Âu, cả 3 tổ chức Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings đều hạ thấp xếp hạng trái phiếu Anh, từ mức rất an toàn (AAA) xuống còn tương đối an toàn (AA), đồng thời dự kiến Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), và Ủy ban chính sách tiền tệ (MPC) hạ lãi suất để kích thích kinh tế, làm giảm giá trị đồng bảng Anh.
Tuy nhiên, các động cơ đẩy giá vàng tăng cũng cho thấy, giá kim loại quý này sẽ không thể tăng mãi, một khi đồng USD mạnh trở lại. Khi đó, vàng sẽ có những đợt lao dốc mạnh không kém lúc tăng, làm nhà đầu cơ thiệt hại nặng.
Trở lại giá vàng trong nước, việc tăng giảm hiện nay khó dự đoán hơn giá thế giới, do bên cạnh việc phụ thuộc vào giá thế giới, giá vàng trong nước còn chịu tác động rất mạnh trong ngắn hạn, bởi chính sách Chính phủ và biến động cung – cầu ngắn hạn.
Tuy nhiên, về trung hạn thì giá trong nước vẫn phụ thuộc chủ yếu vào giá thế giới và chính sách tỷ giá của Chính phủ. Như đã phân tích ở trên, giá vàng thế giới nhiều khả năng sẽ đi ngang và suy giảm, sẽ không hỗ trợ lực tăng của giá vàng trong nước. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 6 tháng cuối năm, Chính phủ vẫn thực thi chính sách ổn định tiền tệ và cung tiền có kiểm soát, nên tỷ giá sẽ khó tăng mạnh.
Theo đó, giá vàng nước khó vượt qua mức 40 triệu đồng/lượng, và sẽ biến động trong khoản 36 – 38 triệu đồng/lượng trong giai đoạn cuối năm.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.