Ông Yara International - người đứng đầu công ty sản xuất phân bón Na Uy cho biết cuộc tấn công của Nga vào Ukraine sẽ gây ra một thảm họa cho nguồn cung cấp lương thực toàn cầu.
Svein Tore Holsether, Giám đốc điều hành của Yara, hoạt động tại hơn 60 quốc gia và mua nguyên liệu thô thiết yếu từ Nga, cho biết cộng đồng quốc tế phải giảm sự phụ thuộc vào người Nga về lương thực và mô tả cuộc chiến này là "một thảm họa trên đầu một thảm họa".
Theo ông Holsether, với chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu vốn đã dễ bị tổn thương bởi các cú sốc, chiến tranh sẽ làm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực ở các nước nghèo hơn. Ông đề cập đến hơn 100 triệu người bị đói trong hai năm qua.
Ông Svein Tore Holsether cảnh báo rằng hàng chục triệu người sẽ chết đói vì cuộc khủng hoảng lương thực lần này. Nguyên nhân chính là giá nguyên liệu tăng cao, nhất là xăng dầu, khí đốt đã khiến những công ty như Yara phải cắt giảm 45% công suất phân ure và amoniac tại Châu Âu.
“Chúng tôi đã đối mặt với nhiều tình huống khó khăn trước chiến tranh… và bây giờ chuỗi cung ứng càng thêm gián đoạn, chúng tôi đang tiến gần đến phần quan trọng nhất của mùa vụ này đối với Bắc bán cầu, nơi cần nhiều phân bón để tiếp tục canh tác”, ông Holsether nói.
Ukraine và Nga là những nhà xuất khẩu lớn của một số loại thực phẩm cơ bản nhất thế giới, cùng chiếm khoảng 29% xuất khẩu lúa mì toàn cầu, 19% nguồn cung ngô thế giới và 80% xuất khẩu dầu hướng dương.
Tuy nhiên, Nga cũng xuất khẩu các phân bón dinh dưỡng cây trồng và khí đốt tự nhiên, vốn rất quan trọng để sản xuất phân bón dựa trên nitơ. Tổng cộng, 25% nguồn cung cấp nitơ, kali và phốt phát của châu Âu - những thành phần quan trọng trong phân bón, giúp cây cối và hoa màu phát triển - đến từ Nga.
Chỉ 2 tuần sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine diễn ra, giá hàng loạt mặt hàng nông sản chính trên thế giới đã tăng phi mã. Trong đó tăng mạnh nhất là lúa mỳ khi Nga và Ukraine chiếm đến gần 30% sản lượng cung ứng lúa mỳ trên toàn cầu. Giá lúa mỳ hiện đang ở mức cao chưa từng có trong lịch sử.
Hiện nay, giá nhiều mặt hàng từ ngô, đậu nành cho đến dầu thực vật đều tăng mạnh, nhất là ở Châu Âu. Tình hình nghiêm trọng đến nỗi các bộ trưởng nông nghiệp thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 trong tuyên bố chung ngày 11/3/2022 đã phải khẳng định sẵn sàng làm mọi thứ có thể để tránh khủng hoảng lương thực.
Các cuộc xung đột địa chính trị và những lệnh cấm vận khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn khi doanh nghiệp không muốn hoạt động sản xuất, vận chuyển hoặc giao dịch tại những nền kinh tế có liên quan.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.