Ban
đầu, các nhà khoa học nghĩ rằng, enzyme ăn mòn protein rác trong khi ngủ và khi
con vật không ngủ đủ giấc, enzyme không có đủ thời gian để hoàn thành công việc.
Hiện nay, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, ngủ đủ giấc là nhân tố quan trọng
để bộ não có thời gian xóa đi những yếu tố có khả năng gây hại. Tuy nhiên, nếu
con vật không được ngủ đủ giấc, não bộ sẽ tiếp tục tích tụ protein rác. Lúc đó,
rất khó đẩy chúng ra khỏi bộ não.
Não
chuột đang ngủ (hình trái) hoạt động nhiều hơn so với khi nó thức giấc (hình phải).
Các mạch máu có màu xanh. Ảnh: L. Xie , H. Kang và M. Nedergaard.
Những
con chuột được huấn luyện ngồi yên trên bàn soi của kính hiển vi để các nhà
khoa học có thể thăm dò bộ não của chúng. Một số con chuột thậm chí còn ngủ thiếp
đi giúp các nhà khoa học nhìn thấy dòng chất lỏng chảy trong não. Các thí nghiệm
cho thấy, các tế bào thần kinh đệm, một loại tế bào não, đã co giãn để kiểm
soát chất lỏng. Khi các tế bào này thay đổi kích thước, khoảng cách giữa chúng
thay đổi khiến chất lỏng chảy đi hoặc bị ngăn lại. Các nhà nghiên cứu thấy rằng
khi con vật ngủ hoặc thức, không gian giữa các tế bào có thể thay đổi tới 60%.
Phát
hiện này có thể làm sáng tỏ lý do tại sao loài vật cần ngủ. Nó cũng là bước tiến
lớn cho các nhà khoa học nghiên cứu bệnh Alzheimer bởi protein bị xóa khỏi bộ
não trong khi ngủ là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng mất trí nhớ của người
bị bệnh Alzheimer.
Nghiên
cứu này rất hữu ích và thực sự có thể thay đổi suy nghĩ của các nhà khoa học về
bộ não.
Nó
giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn vào lý do tại sao động vật cần giấc ngủ (thậm
chí cả những gì xảy ra trong khi bị thiếu ngủ). Các nhà khoa học cũng hy vọng,
từ nghiên cứu này, họ có thể tìm ra phương pháp chữa bệnh Alzheimer.
Mai Thủy (Examiner) ( Mai Thủy (Examiner))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.