Hà Nội vừa trải qua đợt ô nhiễm không khí được coi là trầm trọng nhất.
Hồng Kông lột xác thành thành phố đáng sống
Theo KTS. Trần Huy Ánh – Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, năm 2003, Hồng Kông là tâm điểm xảy ra đại dịch SARS, khi đó có số lượng người tử vong lớn nhất vì SARS. Không những thế, tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng tại đây khiến cuộc sống của người dân bất an hơn bất cứ lúc nào.
Giữa cơn hoảng sợ bởi cái chết vô hình bao quanh, người dân, Chính phủ và các nhà khoa học Hồng Kông bắt tay vào chiến dịch làm sạch môi trường không khí.
“Họ đã nghiên cứu và xác định rõ nguyên nhân chính khiến phát thải khói bụi là từ các tàu thuyền vào ra các bến cảng, gây ra 25% phát thải độc hại.
Từ đây, Hồng Kông đã ban hành quy định kiểm soát các tàu thuyền vào cảng phải sử dụng động cơ, nhiên liệu không có khí thải độc hại. Nguồn ô nhiễm không khí lớn nhất của Hồng Kông giảm nhanh tức thì”, KTS Ánh chia sẻ.
KTS. Trần Huy Ánh – Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội. Ảnh NVCC.
|
Ông Ánh nói tiếp, đối với ô nhiễm do các nhà máy điện than, Hồng Kông đổi mới công nghệ hiện đại: nhiệt, khói bụi, chất thải nhà máy điện được thu hồi triệt để để sản xuất xi măng. Họ cũng có kế hoạch chuyển dần sang điện dầu và điện khí và còn đầu tư nhà máy điện nguyên tử tại tỉnh Quảng Đông rồi mua điện từ nhà máy này.
Nhiều cơ sở công nghiệp phát sinh khí thải độc hại đã được dịch chuyển vào các khu vực lãnh thổ nghèo hơn đang khát khao “công nghiệp hóa”.
Vấn đề rắc rối nhất là ô nhiễm khí thải trên đường phố. Để khắc phục, Hồng Kông phát triển hệ thống giao thông công cộng và thêm các giải pháp chuyển đổi nhiên liệu (ô tô điện, khí hóa lỏng – LPG và xe chuyển đổi động cơ – hybrid), giảm xe cũ, giảm đi xe. Đồng thời, tổ chức quy hoạch, thiết kế đô thị để khí thải độc hại không ngưng tụ tập trung…
Sau nhiều nỗ lực cải thiện môi trường và thực hiện kiên định, Hồng Kông đã giảm thiểu được rất nhiều tình trạng ô nhiễm không khí và vươn lên mạnh mẽ. Năm 2012, Hồng Kông được bình chọn là thành phố đáng sống nhất thế giới.
Còn hiện tại, theo Channel News Asia, Hồng Kông vẫn là 1 trong 10 thành phố được yêu thích nhất châu Á.
Trong những chia sẻ từ các đồng nghiệp tại Hồng Kông của KTS. Trần Huy Ánh, ông nhớ nhất câu: “Cho dù cố gắng tới đâu thì vẫn chẳng có “phép thần” nào có khả năng biến thành phố ô nhiễm trở nên sạch sẽ chỉ sau một đêm”.
Hà Nội có thể học theo Hồng Kông
Lý giải về việc ô nhiễm không khí trầm trọng xảy ra ở Hà Nội thời gian qua, đặc biệt là ngày 12/11 với nhiều điểm vượt ngưỡng 300, KTS Ánh cho rằng, đó là do áp suất không khí, độ ẩm, đối lưu không khí không vận hành khiến cho bụi mịn không ngưng tụ, không bị đẩy đi… dẫn đến tích tụ.
“Không khí được tái tạo qua cây xanh, mặt nước. Ở Hà Nội, sông hồ ít, cây xanh thì lơ thơ, bụi mịn có rồi nhưng không có môi trường để thay đổi trạng thái thì nó dồn vào ngày nào đó, hội tụ các yếu tố trên và tích tụ dần, trong khoảng 3-4 ngày thì nó sẽ trở lên đậm đặc”, ông Ánh nói.
Theo KTS Trần Huy Ánh, nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội hiện nay đó chính là phương tiện cá nhân và không kiểm soát được khí thải. Lượng phương tiện tăng lên bao nhiêu thì chất lượng không khí giảm xuống bấy nhiêu.
Tiếp đó là các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp xung quanh Hà Nội hầu hết là tự phát, sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu nhưng không có hệ thống thu gom nước thải, khí thải, chất thải rắn độc hại…
Giải pháp 5 bước hành động cải thiện môi trường của Trung Quốc được các chuyên gia trong nước và quốc tế gợi ý.
Về xây dựng thì không coi trọng vật lý kiến trúc mà theo ông giải thích nôm na tức là thông gió. KTS Ánh cho rằng, Hà Nội có lợi thế là có sông Hồng chảy qua và chạy dọc thành phố, không khí thoáng, không có vật cản nên cần nghiên cứu, tìm mọi cách để gió thổi vào thành phố vốn có ô nhiễm dày đặc.
KTS Trần Huy Ánh cho biết thêm, Việt Nam hoàn toàn có thể học theo Hồng Kông, giải quyết từng bước một để cải thiện chất lượng không khí.
Ngoài Hồng Kông, Việt Nam cũng có thể học từ Trung Quốc. Theo ông, Trung Quốc đã cải thiện môi trường cực nhanh, thay đổi một cách ngoạn mục chỉ trong vòng 3-6 năm.
Trung Quốc đã thực hiện 5 bước hành động để giảm hàm lượng bụi mịn PM 2,5 tại Bắc Kinh giai đoạn 2013 – 2019, đó là Loại bỏ, Kiểm soát, Cải thiện, Xúc tiến, Cơ chế. Nhờ đó, hàm lượng trung bình của PM 2.5 giảm từ 90 (2013) xuống 81 (2015), 73 (2016), 52.8 (8 tháng đầu năm 2018), 42.6 (8 tháng đầu năm 2019).
Đó là lời của ông Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam khi nói về tình trạng ô nhiễm không...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.