Giải cứu đường sắt

  • “Việc giao cho Cục Đường sắt hay Tổng công ty ĐSVN quản lý hạ tầng đường sắt, bảo trì kết cấu hạ tầng đều không quyết định đến sự tồn vong của đường sắt. Nhưng hiện tại đường sắt có vướng nhiều rào cản để tháo gỡ khó khăn” ông Bùi Tấn Phương, nguyên Ủy viên HĐQT Tổng công ty, Tổng giám đốc Công ty VTHH đường sắt phát biểu.
  • Nếu tính từ ngày 21/6/2019, thời điểm Bộ GTVT có Tờ trình số 5877/TTr-BGTVT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đến nay đã hơn 600 ngày. Ít có dự án nào mà số phận long đong như chính ĐSVN, đối tượng điều chỉnh của Bộ GTVT lần này.
  • Một bài thơ của nguyên Chánh văn phòng TCT Đường sắt Phạm Văn Mầu khiến người ta thấm thía: Không chỉ là việc "giải cứu đường sắt" như báo chí đề cập, tiếng kêu của người cán bộ già, cũng là tâm tư của 2,4 vạn người lao động: "Ôi cái ngành đường sắt/Lĩnh huân chương Sao Vàng/Mà sao giờ khốn khổ/Quá đau đớn bẽ bàng".
  • Hai năm nay, việc giao ngân sách nhà nước dành cho công tác bảo trì hạ tầng đường sắt luôn có nhưng sự tranh cãi kịch liệt giữa Cục Đường sắt và Tổng công ty ĐSVN theo kiểu “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”. Trong khi đó, chả mấy ai tranh luận về kinh doanh vận tải, vấn đề sống còn của ngành đường sắt lúc này.
  • Kể từ năm 1955 đến nay, đây là thời điểm khó khăn nhất của đường sắt, hàng trăm người lao động bỏ việc bởi thiếu việc làm, thu nhập thấp. 25 ngàn lao động đường sắt đang đứng trước thử thách “tồn tại hay không tồn tại”?
  • Tưởng chừng như đường sắt đã thoát khỏi “gam trầm” giai đoạn 2015 - 2017, khi sụt giảm chạm đáy, từ năm 2018 đã bắt đầu phục hồi, tăng trưởng. Nhưng đầu năm 2020, ông Vũ Anh Minh- Chủ tịch Tổng công ty ĐVN đã phải thừa nhận “Năm 2019, kết quả kinh doanh của toàn Tổng công ty chưa đạt kỳ vọng, thậm chí còn là một trong những giai đoạn khó khăn nhất lịch sử ngành đường sắt, tương tự các năm 1979, 1984”.