Giải mã cặp bài trùng RPD và AK-47 trong Chiến tranh Việt Nam

Thứ sáu, ngày 14/12/2018 14:32 PM (GMT+7)
Những khẩu súng tiêu biểu nhất thế kỷ 20, ra đời cách nhau hơn 10 năm nhưng lại "hội ngộ" và trở thành cặp bài trùng của nhau trên chiến trường Việt Nam.
Bình luận 0

img

Có lẽ không cần phải nói đến độ nổi tiếng của khẩu tiểu liên AK-47 mà quân và dân ta sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ, khi mà khẩu súng này thành danh ngay tại chiến trường Việt Nam và là nổi khiếp sợ của quân thù. Nguồn ảnh: Peter.

img

Theo đó trong giai đoạn này, Việt Nam xếp khẩu AK-47 vào dạng "Súng tiểu liên", khẩu súng này được trang bị cho từng cá nhân, bất kể vị trí nào, từ lính lái xe, lính công binh, thậm chí cả những phóng viên chiến trường của ta. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

So với khẩu trung liên RPK và RPD, AK-47 nhẹ hơn, ngắn gọn hơn và dễ thao tác, sử dụng hơn. Tuy nhiên khẩu AK-47 cũng có tầm bắn kém hơn RPK, mật độ đạn không cao và tản mát lớn do độ giật quá mạnh. Nguồn ảnh: Medic.

img

Do là một khẩu súng cá nhân, AK-47 được trang bị cả lưỡi lê để phục vụ đánh cận chiến. Băng đạn của AK-47 chỉ có 30 viên, khả năng bắn áp chế của vũ khí này là không cao, nhất là khi hỏa lực không tập trung. Nguồn ảnh: Peter.

img

Tuy nhiên, việc ra đời khẩu trung liên RPK và RPD thực chất là để bổ sung vũ khí cho chiến thuật tấn công bên sườn (đánh vu hồi), chiến thuật bộ binh cổ xưa nhất của loài người. Nguồn ảnh: Peter.

img

Cụ thể, những người lính bộ binh với khẩu AK-47 sẽ làm nhiệm vụ cơ động, đánh vòng sang bên sườn của đối phương (moving element). Trong khi đó, lực lượng yểm trợ với một hoặc nhiều khẩu RPK hoặc RPD sẽ làm nhiệm vụ bắn áp chế (supporting element), không cho đối phương di chuyển và buộc chúng phải ở yên trong chỗ nấp chờ lực lượng đánh sườn tiếp cận và tiêu diệt. Nguồn ảnh: Quora.

img

Chiến thuật này phù hợp với lối đánh theo kiểu quy ước của phương Tây và cũng rất phù hợp với lối đánh của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ, đó là bám sát thắt lưng địch mà đánh, di chuyển cơ động liên tục, sử dụng hỏa lực tập trung, đánh nhanh rút gọn. Nguồn ảnh: Peter.

img

Thông thường, RPD sử dụng trống đạn tròn, có thể mở rộng đến hàng trăm viên, trong khi đó khẩu RPK có thể sử dụng hộp tiếp đạn của AK-47 hoặc hộp tiếp đạn loại 40 viên hoặc hộp tiếp đạn tròn loại 100 viên. Nguồn ảnh: Vietnamwar.

img

RPK và RPD còn có bộ phận giá súng, giúp xạ thủ có thể ghì súng xuống đất tốt hơn khi bắn, đảm bảo hỏa lực tập trung vào một điểm nhất định, độ tản mát của đạn ít hơn so với việc cầm AK-47 bằng tay. Tripwire.

img

Điểm yếu của những khẩu trung liên này đó là chúng quá nặng, tới gần 7kg khi chưa lắp đạn và có thể lên tới hơn 10kg khi sử dụng hộp tiếp đạn loại 100 viên. Việc cầm trên tay khẩu súng nặng tới hơn 10 kg sẽ giảm thiểu rõ rệt khả năng cơ động của người lính và khiến họ khó xoay sở hơn khi chiến đấu trong môi trường đô thị. Nguồn ảnh: Pinterest.

img

Điểm mạnh của những khẩu trung liên này là dù được xếp hạng trung liên, RPK và RPD cũng vẫn sử dụng cỡ đạn 7,62x39mm giống với khẩu AK-47. Điều này giúp đơn giản hóa hơn nhiều về các vấn đề hậu cần khi chỉ cần chuyển duy nhất một loại đạn từ ngoài Bắc vào chiến trường miền Nam để phục vụ cho một loạt các loại súng, các loại hỏa lực khác nhau. Nguồn ảnh: Flickr.

img

Tới tận ngày nay, bộ đội ta vẫn sử dụng các loại vũ khí này trong biên chế chính thức của mình. Mặc dù có tuổi đời đã hơn nửa thế kỷ, nhưng chắc chắn một điều khẩu AK-47 hay trung liên cá nhân RPK, RPD vẫn là những loại vũ khí cực kỳ hiệu quả và phù hợp với môi trường tác chiến của Việt Nam. Nguồn ảnh: Variety.

Nhật Vi (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem