Sau Aristotle, nhà thiên văn học người Ý Giovanni Hodierna quan niệm, lưỡi rắn chẻ làm đôi dùng để làm sạch bụi bẩn ở trong lỗ mũi của chúng. Một số tác giả ở thế kỷ 17 còn tuyên bố họ đã theo dõi loài rắn bắt ruồi hoặc các động vật khác có lưỡi chẻ đôi như chiếc kẹp tóc. Thậm chí sau này người ta còn tin rằng, rắn có thể chích chất độc vào nạn nhân bằng lưỡi. Tuy nhiên, tất cả các giả thuyết này đều chưa có bằng chứng thuyết phục.
Theo một nghiên cứu mới công bố của nhà sinh học tiến hóa Kurt Schwenk, tại Đại học Connecticut, người đã bỏ ra 20 năm theo đuổi nghiên cứu chức năng lưỡi của loài rắn và cho rằng, lưỡi của rắn có chức năng cơ bản là “khứu giác”.
Lưỡi rắn chẻ làm đôi giúp rắn thu thập được thông tin hóa chất từ 3 chiều.
Cụ thể, rắn sử dụng lưỡi của nó để thu thập các hóa chất từ không khí hoặc trên đất. Chiếc lưỡi rắn đặc biệt lại không có thụ thể dùng để nếm hay ngửi thấy. Thay vào đó, các thụ thể này lại thuộc cơ quan vomeronasal hay còn gọi là Jacobson có ở trong vòm miệng. Khi ở trong Jacobson, các hóa chất khác nhau với các tín hiệu điện khác nhau sẽ được chuyển tiếp lên não rắn.
Trước đây, người ta từng nghĩ rằng, lưỡi rắn sẽ đưa trực tiếp các chất vào Jacobson, bởi vì cả 2 cơ quan và các đường dẫn đều ở trong miệng rắn. Nhưng qua chụp X-quang, các nhà khoa học đã phát hiện ra, lưỡi rắn không hề di chuyển ở bên trong khi miệng rắn khép kín, nó chỉ đơn giản là nơi lưu trức các hóa chất ở bên trong sàn miệng khi miệng rắn khép lại.
Lưỡi rắn búng ra liên tục để lấy thông tin mùi con mồi hoặc bạn tình định hướng cho rắn.
Có thể con đường đưa các mẫu hóa chất này đến Jacobson theo cách khi sàn miệng được nâng lên tiếp xúc với vòm miệng bằng việc lưỡi búng ra. Ở những loài tắc kè, thằn lằn tuy không có lưỡi chẻ hai những cũng có thể cung cấp các hóa chất cho cơ quan Jacobson ở vòm miệng của chúng.
Tuy nhiên, việc chẻ đôi lưỡi ở loài rắn cho phép nó có thể thu thập thông tin hóa học từ hai nơi khác nhau cùng một lúc, mặc dù nơi đó là khá gần nhau nếu theo tiêu chuẩn đo đạc của con người. Khi rắn búng lưỡi chẻ đôi của nó ra xa nhau thì khoảng cách thu thập mà nó có thể đạt được có thể gấp đôi so với chiều rộng đầu của rắn.
Điều này cho phép nó phát hiện các hóa chất ở khoảng xa đem lại cho nó một định hướng cảm giác. Mặt khác rắn chia đôi lươi nó có thể ngửi thấy trong ba chiều. Hiện tượng này cũng giống như loài cú sử dụng hai tai không đối xứng để có thể phát hiện ra âm thanh ba chiều.
Cả rắn và cú thường sử dụng mạch thần kinh tương tự nhau để so so sánh cường độ tín hiệu từ các bên của cơ thể và xác định hướng bằng mùi vị hoặc âm thanh. Thậm chí điều này còn giúp rắn săn tìm con mồi hoặc bạn tình tiềm năng theo những mùi quen thuộc.
Sau khi phát hiện thấy mùi hương trên đường đi, rắn sẽ chạm lưỡi xuống mặt đất hoặc tạo ra vòng xoáy để trong không khí để lấy các thông tin hóa học có trong đó và cung cấp thông tin hóa chất theo cơ chế như ở trên gửi tín hiệu về não phân tích góp phần định hướng hoạt động của rắn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.