Giải pháp mới giảm thiểu tai nạn giao thông

Phương Linh Thứ bảy, ngày 07/12/2019 06:10 AM (GMT+7)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, trên thế giới, mỗi năm có khoảng 1,3 triệu người chết và thương tích do tai nạn giao thông. Các nghiên cứu khác của Ngân hàng Phát triển châu Á cũng cho thấy, khoảng 60% trong số các vụ tai nạn giao thông này xảy ra tại châu Á.
Bình luận 0

Hợp tác nghiên cứu

Tập đoàn Bosch - nhà cung cấp công nghệ và dịch vụ hàng đầu trên thế giới tin rằng, bước đầu tiên trong việc nâng cao an toàn giao thông chính là nghiên cứu về tai nạn trên toàn quốc và sự tham gia từ nhiều phía. Những kết quả nghiên cứu này sẽ mang lại cái nhìn sâu sắc và là cơ sở khoa học để phát triển các chính sách an toàn giao thông hiệu quả hơn và giảm thiểu số lượng tai nạn hàng năm.

img

Việc nghiên cứu về tai nạn giao thông còn góp phần phát triển các công nghệ an toàn tiên tiến. Ảnh:  I.T

Bosch khuyến nghị cách tiếp cận toàn diện từ đầu đến cuối để xem xét số liệu thống kê về các sự cố, trong đó thông tin được thu thập từ các cuộc điều tra tại hiện trường vụ tai nạn sẽ được phân tích để xác định các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn. Thomas Lich - một chuyên gia cấp cao trong đội ngũ nghiên cứu tai nạn ở Bosch, giải thích rằng, “phương pháp này sẽ mang đến cái nhìn toàn diện, từ đó giúp chúng ta phát triển các phương tiện giao thông an toàn hơn và hỗ trợ các đơn vị chức năng xây dựng các biện pháp cải thiện cơ sở hạ tầng, thực thi và ứng phó khẩn cấp”.

Một ví dụ điển hình chính là Hệ thống Lấy mẫu phân tích tai nạn giao thông (RASSI) tại Ấn Độ, một dự án hợp tác nghiên cứu tai nạn giao thông giữa 13 đơn vị sản xuất xe, các cơ quan nghiên cứu, đơn vị cung cấp linh kiện ôtô, bao gồm Bosch. Kể từ năm 2009, RASSI đã thu thập thông tin từ hơn 4.000 vụ tai nạn. Hệ thống này đã góp phần mang đến giải pháp cải thiện đường cao tốc Mumbai - Pune, tăng cường nhận thức về an toàn giao thông cho tài xế và lắp đặt các hệ thống hiện đại giúp nâng cao an toàn giao thông.

Phát triển các công nghệ an toàn tiên tiến

Sự hợp tác đa phương giữa chính quyền, các đơn vị trong ngành công nghiệp ôtô và các giáo sư tiến sĩ sẽ đảm bảo cho việc thu thập dữ liệu chuyên sâu, phạm vi bao phủ rộng, giảm thiểu chi phí và phân tích khách quan, đồng thời đưa ra được những phương hướng và giải pháp trong tương lai” .

Ông Martin Hayes - Giám đốc Bosch khu vực Đông Nam Á

Đông Nam Á là nơi có mật độ người lái xe môtô 2 bánh nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, theo báo cáo trên của WHO, tỉ lệ về nguy cơ va chạm và tử vong đối với họ và người đi bộ lại thuộc hàng cao nhất: Một nửa số người chết trong các tất cả các vụ tai nạn giao thông.

Các dữ liệu thu thập được và phân tích bởi đội nghiên cứu tại nạn ở Bosch từ năm 2005 đã chỉ ra rằng, phần lớn người lái xe môtô 2 bánh không biết phản ứng đúng cách trong các trường hợp khẩn cấp. Đây là vấn đề chung của cả 3 nước: Đức (33%), Ấn Độ (35%) và Thái Lan (43%). Trong 3 nước này, phản ứng thường thấy là té ngã do không kịp phanh, hoặc không đủ lực phanh.

Các nghiên cứu khác cũng kết luận rằng khoảng 1 trong 4 vụ tai nạn có liên quan người lái xe môtô 2 bánh có thể được khắc phục nếu những chiếc xe này được trang bị hệ thống chống bó phanh ABS, hỗ trợ người lái trong những tình huống nguy cấp bằng cách giảm nguy cơ té ngã.

Việc nghiên cứu về tai nạn giao thông còn góp phần phát triển các công nghệ an toàn tiên tiến. Một trong những ví dụ tiêu biểu chính là phương thức gọi điện khẩn cấp (hoặc eCall) cho người sử dụng xe môtô 2 bánh. Công nghệ này đã được áp dụng cho tất cả các dòng xe ôtô chở khách ở châu Âu từ tháng 4/2018, và vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm đối với các dòng xe 2 bánh bởi iHeERO.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem