Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp đô thị TP.HCM giai đoạn 2023-2025

Nam Bình Thứ hai, ngày 16/10/2023 06:00 AM (GMT+7)
Nông nghiệp đô thị đang trở thành một xu hướng mới, đặc biệt là tại các đô thị lớn như TP.HCM, nơi có mức độ đô thị hóa cao và diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Bình luận 0

Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp đô thị TP.HCM giai đoạn 2023-2025

Theo TS. Đinh Minh Hiệp – Giám đốc Sở NNPTNT, để thúc đẩy phát triển nông nghiệp đô thị giai đoạn 2023-2025, TP.HCM cần thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm.

Một là quy hoạch vùng để phát triển nông nghiệp đô thị

Đối với các khu vực ngoại thành, TP.HCM tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng; mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, TP.HCM chuyển đổi nhanh các mô hình cây trồng hiệu quả thấp sang các mô hình sản xuất hiệu quả cao hơn.

Khu vực ngoại thành, TP.HCM tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Nam Bình

Khu vực ngoại thành, TP.HCM tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: Nam Bình

Đối với các khu vực nội thành, TP.HCM tập trung sử dụng các kỹ thuật nông nghiệp hiện đại như trồng thủy canh, khí canh và ánh sáng nhân tạo giúp tiết kiệm diện tích và tăng năng suất.

Hai là cơ chế, chính sách cho nông nghiệp đô thị

TP.HCM điều chỉnh, xây dựng chính sách triển khai các chiến lược, cơ chế tài chính, vỗn hỗ trợ phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực như: Chính sách Khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022 - 2025, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn gắn với các dịch vụ du lịch nông thôn...

Ba là, tăng cường phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nông nghiệp, như tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, dịch vụ đa dạng hóa kinh tế nông thôn...
Bốn là, tăng cường phát triển kinh tế tập thể, thúc đẩy liên kết sản xuất - tiêu thụ

TP.HCM khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn các xã trọng điểm về sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn với các hinh thức hợp tác đa dạng; hỗ trợ phát triển sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

Chợ phiên nông sản an toàn do ngành nghiệp TP.HCM tổ chức. Ảnh: Nam Bình

Chợ phiên nông sản an toàn do ngành nghiệp TP.HCM tổ chức. Ảnh: Nam Bình

Năm là, tăng cường khoa học công nghệ

trong đó có công nghệ sinh học trong công tác sưu tập, chọn tạo và nhân nhanh giống cây trồng, vật nuôi; nâng cấp, mở rộng đưa vào sử dụng hiệu quả từ 2 - 3 Khu Nông nghiệp công nghệ cao.

Sáu là, đẩy mạnh hỗ trợ và đào tạo cho người dân tham gia sản xuất theo các mô hình nông nghiệp đô thị

TP.HCM cần xây dựng chính sách hỗ trợ và đào tạo cho người dân tham gia vào hoạt động nông nghiệp đô thị. Điều này bao gồm cung cấp kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp, hỗ trợ tài chính, cung cấp hạt giống và vật liệu trồng, xây dựng mạng lưới hỗ trợ và trao đổi kinh nghiệm giữa các nông dân đô thị.

Bảy là tăng cường công tác khuyến nông

TP.HCM tập trung vào việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thông qua việc tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Điều này góp phần nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp và phát triển bền vững

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem