Nông nghiệp đô thị TP.HCM vẫn đang đối diện nhiều thách thức

Nam Bình Thứ bảy, ngày 14/10/2023 16:43 PM (GMT+7)
Bên cạnh tiềm năng, lợi thế và các cơ hội; nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao của TP.HCM cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Bình luận 0

Loạt chính sách tạo thuận lợi cho nông nghiệp đô thị TP.HCM

Từ năm 2010, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 2011, Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

Xác định tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC), năm 2019, UBND TP.HCM tiếp tục ban hành Quyết định số 1589, phê duyệt Chương trình Phát triển nông nghiệp giai đoạn 2019-2025, theo hướng cơ cấu lại và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

Ông Lê Văn Cửa - Phó Trưởng Ban  Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM (AHTP), cho biết các chương trình này nhằm hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng trong sản xuất NNCNC một cách toàn diện, định hướng cho nông nghiệp đô thị của Thành phố và khu vực theo hướng hiện đại.

TP.HCM ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng trong sản xuất NNCNC một cách toàn diện, định hướng cho nông nghiệp đô thị của Thành phố và khu vực theo hướng hiện đại. Ảnh: Nam Bình

TP.HCM ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng trong sản xuất NNCNC một cách toàn diện, định hướng cho nông nghiệp đô thị của Thành phố và khu vực theo hướng hiện đại. Ảnh: Nam Bình

Theo ông Cửa, TP.HCM là trung tâm khoa học và công nghệ của cả nước, với hệ thống các viện, trường, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo có cơ sở vật chất ngày càng hiện đại.

TP.HCM tập trung nhiều doanh nghiệp có năng lực, trình độ công nghệ cao trong chế biến, chế tạo; lực lượng lao động nông nghiệp, đội ngũ cán bộ khoa học phục vụ sản xuất, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp đông đảo và có trình độ cao. Điều này đáp ứng yêu cầu về phát triển nông nghiệp đô thị, NNCNC.

Đặc biệt, các chính sách của TP.HCM đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp đô thị trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao.   

Cùng với những tiềm năng và lợi thế về địa lý, dân số, loạt chính sách này là những cơ hội rất lớn cho phép nông nghiệp đô thị, NNCNC của Thành phố phát triển.

Nông nghiệp đô thị TP.HCM vẫn đối diện nhiều thách thức

Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng, lợi thế, quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp TP.HCM cũng đối mặt với khó khăn không nhỏ.

Trước hết, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, nhưng công tác quản lý, kiểm soát còn thiếu chặt chẽ và bất cập. Điều này khiến đất nông nghiệp bị chia cắt manh mún, thiếu ổn định và sử dụng chưa hiệu quả.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước và đất đai có chiều hướng gia tăng. Ông Cửa cho rằng thời gian tới, nếu không có phương pháp quản lý và các chính sách phù hợp, sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp của Thành phố.

Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn của Thành phố tuy đã được quan tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng hiện đại, tập trung quy mô sản xuất hàng hóa lớn.

Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn của Thành phố chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng hiện đại, tập trung quy mô sản xuất hàng hóa lớn. Ảnh: Nam Bình

Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn của TP.HCM chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng hiện đại, tập trung quy mô sản xuất hàng hóa lớn. Ảnh: Nam Bình

Cơ chế quản lý đô thị và nông thôn của Thành phố vẫn chưa chặt chẽ, nhiều chính sách khi triển khai vào thực tế gặp phải không ít khó khăn và hiệu quả mang lại chưa cao.

Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến nông nghiệp đô thị ngày càng nghiêm trọng và phức tạp. Tình trạng ngập úng, sụt lún, sạt lở bờ sông rạch khó dự báo chính xác. Sự thay đổi mực nước ngầm, các vùng thấp cửa sông bị ảnh hưởng mặn, phèn, ngập úng, gây tác động không nhỏ đến các khu vực sản xuất nông nghiệp của Thành phố.

Về nhân lực, độ tuổi của lao động nông nghiệp ngày càng cao, chất lượng lao động chưa đồng đều; khoảng cách chênh lệch về mức sống của người dân giữa khu vực đô thị và nông thôn lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

Chuỗi liên kết giữa các nhà bán lẻ ở TP.HCM với các chuỗi cung ứng chưa tốt; chưa hình thành được đầy đủ các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị đủ lớn và đủ mạnh cho các mặt hàng, sản phẩm chủ lực.

"Hệ thống chính sách, giải pháp về phát triển nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao được ban hành nhiều nhưng vẫn còn những bất cập, chưa phát huy hết hiệu quả.

Người sản xuất vẫn khó tiếp cận, nhất là chính sách về hỗ trợ tín dụng, đầu tư cơ giới hóa, phát triển kinh tế hợp tác", ông Lê Văn Cửa - Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem