Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chiều 7/12, tại phiên chất vấn của HĐND TP.Hà Nội, đại biểu Duy Hoàng Dương – tổ đại biểu huyện Hoài Đức đã phát biểu chất vấn lãnh đạo Công an TP.Hà Nội liên quan trật tự vỉa hè.
Theo đại biểu Dương, hàng năm UBND TP.Hà Nội cũng như Ban Chỉ đạo 197 đều ban hành các kế hoạch tổ chức ra quân, lập lại trật tự đô thị "giành lại vỉa hè" cho người đi bộ.
Tuy nhiên mỗi lần ra quân như vậy thực tế sau ra quân vi phạm lại tái diễn, các hoạt động kinh doanh buôn bán trên vỉa hè, hè phố lại tái diễn. Giành được nhưng không giữ được, người đi bộ lại tiếp tục phải đi dưới lòng đường.
Đại biểu Duy Hoàng Dương chất vấn trách nhiệm của Công an TP.Hà Nội đã tham mưu những giải pháp gì để đảm bảo căn cơ, giữ lại kết quả thực chất cho việc lập lại trật tự văn minh đô thị; chỉ đạo công an các cấp như thế nào khi thực hiện nhiệm vụ.
Trả lời chất vấn của đại biểu về vai trò của Ban Chỉ đạo 197, vấn đề đảm bảo trật tự vỉa hè, Trung tướng Nguyễn Hải Trung – Giám đốc Công an TP.Hà Nội cho rằng, trật tự vỉa hè là cả vấn đề phức tạp.
Vị Giám đốc Công an TP.Hà Nội nhắc đến ông Đoàn Ngọc Hải – nguyên Phó Chủ tịch UBND quận 1, TP.HCM (một người từng khiến dư luận cả nước rất quan tâm khi thực hiện chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ ở TP.HCM vào năm 2017) và nhìn nhận vấn đề đảm bảo trật tự vỉa hè không chỉ là trách nhiệm của lực lượng công an mà là trách nhiệm của rất nhiều sở, ngành và của tất cả các cấp.
Trung tướng Nguyễn Hải Trung cho biết, vấn đề này rất phức tạp, ông cũng rất phân vân, suy nghĩ khi đặt vấn đề liệu có bền vững không hay giành lại rồi thì lại đâu vào đấy.
Theo Giám đốc Công an TP.Hà Nội, mỗi đợt ra quân giành lại vỉa hè thực sự có cải thiện, tuy nhiên sau đó đâu lại vào đấy vì một số lý do. Ông Trung dẫn chứng, vỉa hè gắn với nguồn thu nhập chính của một bộ phận không nhỏ người dân, họ kinh doanh trên hè phố, còn người dân quen thuộc với văn hóa vỉa hè Hà Nội.
Cùng với đó nhu cầu dừng đỗ phương tiện cá nhân của người dân rất lớn, trong khi hạ tầng của thành phố chưa đáp ứng được, nhất là tuyến phố cổ, phố cũ, khu đô thị, bệnh viện lớn dẫn đến tình trạng để phương tiện không đúng nơi quy định.
Để giải quyết những việc này, này ông Trung cho rằng phải giải quyết đồng bộ rất nhiều vấn đề như vấn đề bến đỗ, tuyến đỗ, bài toán kinh tế của các hộ với bài toán đảm bảo an toàn, trật tự văn minh đô thị…
Giám đốc Công an TP.Hà Nội cũng cho rằng, nên nghiên cứu quản lý, khai thác, sử dụng vỉa hè để giải quyết hài hòa các vấn đề.
Về phía Công an TP.Hà Nội, ông Trung cho biết Công an Thành phố đã tham mưu cho lãnh đạo UBND TP.Hà Nội, lãnh đạo UBND Thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng làm đề án quản lý sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn Thành phố; Sở Giao thông Vận tải tham mưu quy hoạch các tuyến phố cấm dừng, đỗ phương tiện, đồng thời đưa ra tiêu chí cụ thể về vị trí cho phép dừng đỗ phương tiện nhằm giải quyết các bất cập.
Tập trung các biện pháp đảm bảo trật tự đô thị, nâng cao trách nhiệm, quyết tâm, quyết liệt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn thành phố, không để tình trạng trên nóng dưới lạnh, phó mặc cho một lực lượng; tuyên truyền nâng cao ý thức người dân; kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm.
Phát biểu chất vấn chiều 7/12, đại biểu Nguyễn Ngọc Việt - tổ đại biểu huyện Mỹ Đức nêu vấn đề hệ thống đèn giao thông và camera còn một số hạn chế, tồn tại, đề nghị làm rõ nguyên nhân, giải pháp khắc phục.
Trả lời vấn đề này, Trung tướng Nguyễn Hải Trung – Giám đốc Công an TP.Hà Nội cho biết, 4 yếu tố trong quản lý trật tự an toàn giao thông, gồm người tham gia giao thông; phương tiện tham gia giao thông, hạ tầng giao thông; tổ chức giao thông; bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Trong 4 yếu tố, liên quan đến chức năng của lực lượng công an có 2 yếu tố là người tham gia giao thông và phương tiện tham gia giao thông. Với mỗi yếu tố này, chức năng của lực lượng công an cũng không bao trùm.
Về hệ thống đèn tín hiệu và camera, Giám đốc Công an TP.Hà Nội thông tin, Thành phố có 550 nút điểm đèn tín hiệu, 605 camera. Các camera truyền tải, kết nối về Trung tâm chỉ huy của Công an TP.Hà Nội.
Trong 605 đầu camera chia làm 2 loại, một loại đo lưu lượng giao thông trên đường, quan sát tổng thể; một loại nhận diện được những điều kiện của người điều khiển phương tiện giao thông để xử lý vi phạm.
Cũng theo lãnh đạo Công an TP.Hà Nội, camera và hệ thống cáp quang được lắp đặt chủ yếu từ năm 2014, đều đã cũ. Dẫn chứng ở các nước, Giám đốc Công an TP.Hà Nội cho rằng số lượng camera, đèn tín hiệu ở Hà Nội "chưa thấm tháp vào đâu".
Vị Trung tướng Công an nêu giải pháp trong thời gian tới cần tu bổ, nâng cấp những camera sẵn có; tiếp tục triển khai 4 dự án về camera;
Giám đốc Công an TP.Hà Nội cũng thông tin, các phòng chức năng đang xây dựng, báo cáo UBND TP.Hà Nội, Thành ủy cho xây dựng nền tảng tổng thể để phát triển hệ thống camera của Thành phố; có dự án quận đầu tư, huyện đầu tư nên chưa bảo đảm kết nối, liên thông, đặc biệt chưa có ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.