Giảm thuế 2.000 đồng/lít, giá xăng dầu kỳ tới vẫn khó giảm?

Thanh Phong Thứ hai, ngày 28/03/2022 17:29 PM (GMT+7)
Theo chia sẻ của các doanh nghiệp xăng dầu, dù đã được giảm thuế 2.000 đồng/lít, tuy nhiên với bối cảnh giá dầu thế giới neo cao, kỳ điều chỉnh tới (ngày 1/4), giá xăng trong nước cũng khó giảm.
Bình luận 0

Tính đến 7h30 sáng 28/3 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI của Mỹ giảm hơn 4 USD (tương đương 3,7%), giao dịch ở mức 109,59 USD/thùng. Cùng với đó, giá dầu Brent cũng đã giảm 3,5%, tuy nhiên, mức giá vẫn ở ngưỡng 113 USD/thùng.

Theo nhận định của giới chuyên gia, kỳ điều hành xăng dầu 10 ngày/lần đang không phản ánh đúng diễn biến giá xăng dầu thế giới. Cụ thể, theo TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá, mức giá xăng dầu trong nước hiện tại chỉ tương ứng với giá dầu khoảng 100 USD/thùng.

Chiều 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về giảm thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng dầu. Qua đó, giảm 2.000 đồng/lít xăng, 1.000 đồng/lít dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn.

Giảm thuế 2.000 đồng/lít, doanh nghiệp xăng dầu vẫn “đau đầu” vì chiết khấu dần về 0 đồng - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp xăng dầu lo lắng vì mức chiết khấu không đủ bù chi phí hoạt động kinh doanh. (Ảnh: PVN)

Với tình trạng thị trường biến động, đại diện nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho rằng, giá xăng trong kỳ điều chỉnh tới (1/4) vẫn sẽ neo ở mức cao.

Theo ghi nhận của PV và phản ánh của đơn vị kinh doanh xăng dầu, hiện tại, mức chiết khấu ở đầu mối các tỉnh miền Tây đang ở mức từ 100 – 150 đồng/lít. Tại các tỉnh miền Nam khác như TP. HCM, chiết khấu cao hơn ở mức 300 – 500 đồng/lít.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các đơn vị kinh doanh, mức chiết khấu này không ổn định và chỉ đủ để duy trì hoạt động. Thậm chí, có đơn vị kinh doanh xăng dầu tại Bạc Liêu phải "gồng lỗ" do đang chịu mức chiết khấu 0 đồng.

Với tình trạng trên, các chuyên gia cho rằng, hiện nay, giá xăng trong nước có thể vẫn tiếp tục tăng do giá dầu thị trường thế giới biến động. 

Trước đó, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết ở kịch bản khi giá dầu biến động mạnh lên 130 - 150 USD/thùng Bộ Công Thương đề xuất đưa ra giải pháp kiến nghị tiếp tục giảm các thuế đối với xăng dầu như thuế môi trường, tiêu thụ đặc biệt, VAT…

Ngoài ra, cần tính đến các gói an sinh xã hội, hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng kinh doanh trực tiếp xăng dầu hay người sử dụng xăng dầu.

TS. Vũ Đình Ánh-chuyên gia kinh tế cũng nhận định, đã đến lúc Việt Nam phải quan tâm đúng mức đối với vấn đề về dự trữ chiến lược đối với xăng dầu vì đây là công cụ can thiệp cung - cầu, can thiệp về giá cực kỳ quan trọng.

"Để dự trữ được xăng dầu, việc đầu tiên là phải có một cơ sở hạ tầng riêng, không thể hoàn toàn trông cậy vào các doanh nghiệp đầu mối và bản thân cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp đầu mối cũng chưa phải là tốt để có thể đáp ứng được yêu cầu này.

Bên cạnh đó, phải có một nguồn lực tài chính hay nguồn ngoại tệ để làm sao có thể dự trữ được xăng dầu với một mức đủ, giúp cho ổn định thị trường xăng dầu trong nước trước những biến động. 

Từ đầu năm 2022, giá xăng dầu trong nước có 7 đợt tăng liên tiếp và 1 đợt giảm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem