Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc, do dòng họ Ái Tân Giác La lập ra. Triều đại nhà Thanh trải qua 12 đời vua và kéo dài trong 276 năm. Đây cũng là vương triều thứ hai được thành lập bởi một dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ Mãn Châu.
Trên phim ảnh, hình tượng các vị hoàng đế nhà Thanh được xây dựng đầy uy nghi, phong độ, khiến hậu cung 3000 giai lệ phải tính đủ mọi mưu kế để "tranh sủng". Vậy thực tế, dung mạo những thiên tử này như thế nào?
1. Ái Tân Giác La Nỗ Nhĩ Cáp Xích
Ái Tân Giác La Nỗ Nhĩ Cáp Xích hay Thiên Mệnh sinh năm 1559. Ông là hậu duệ của người Nữ Chân và là người đã xây dựng nền móng cho nhà Thanh để con trai mình là Hoàng Thái Cực gây dựng và mở rộng nước non. Ông cũng là người lập ra chế độ Bát Kỳ. Sau này, ông được các hậu duệ truy tôn miếu hiệu là Thanh Thái Tổ. Thiên Mệnh qua đời năm 1626 ở tuổi 67.
2. Ái Tân Giác La Hoàng Thái Cực
Hoàng Thái Cực hay Sùng Đức sinh năm 1592. Ông là con trai của Nỗ Nhĩ Cáp Xích cùng vợ thứ Diệp Hách Na Lạp Mạnh Cổ Triết Triết. Tháng 5/1636, Hoàng Thái Cực đổi tên nước từ Đại Kim thành Đại Thanh, chính thức thành lập nhà Thanh và lên ngôi hoàng đế. Ông trị vì nhà Thanh trong 17 năm và qua đời năm 1643. Ông được hậu duệ truy tôn miếu hiệu là Thanh Thái Tông.
3. Ái Tân Giác La Phúc Lâm
Phúc Lâm hay còn được biết đến với tên gọi Thuận Trị là vị vua thứ ba của triều đại nhà Thanh. Ông ra đời năm 1638 và lên ngôi khi mới 6 tuổi. Thuận Trị hoàng đế qua đời ở tuổi 24 vì căn bệnh đậu mùa. Ông được các hậu duệ tôn làm Thanh Thế Tổ.
4. Ái Tân Giác La Huyền Diệp
Vị vua thứ tư cũng là vị hoàng đế tài ba lỗi lạc nhất của nhà Thanh chính là Khang Hi. Ông là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc, cụ thể là 61 năm. Khang Hi còn nổi tiếng là một người đào hoa, đa tình khi lập đến bốn hoàng hậu. Ông qua đời năm 1722 và được an táng tại Cảnh Lăng. Miếu hiệu của ông là Thanh Thánh Tổ.
5. Ái Tân Giác La Dận Chân
Dận Chân hay còn được biết đến với tên gọi Ung Chính là con trai thứ tư của Khang Hi. Ông ra đời năm 1678 tại Vĩnh Hòa cung. Xung quanh việc lên ngôi của Khang Hi còn nhiều uẩn khúc nhưng những gì ông cống hiến cho Trung Hoa đã khiến việc này không còn được chú ý nhiều. Ung Chính qua đời năm 1735 và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Thế Tông.
6. Ái Tân Giác La Hoằng Lịch
Con trai của Ung Chính - Càn Long sinh năm 1711. Thời kỳ ông cai trị kéo dài hơn 60 năm nhưng vì tôn trọng ông nội mình là Khang Hi nên Hoằng Lịch quyết định nhường ngôi lại cho con trai và lên chức Thái thượng hoàng. Càn Long cũng là vị hoàng đế có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử Trung Hoa. Ông qua đời năm 1799 khi 88 tuổi và được truy tôn miếu hiệu là Thanh Cao Tông.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.