Đầu tư BĐS Cần Thơ khó cho “người đến sau”
Đầu năm 2022, BĐS Cần Thơ cũng như các tỉnh thành khác của khu vực Tây Nam Bộ chỉ vừa mới “ấm lại” sau một khoảng thời gian dài trầm lắng vì đại dịch Covid-19. Mặc dù có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế nhiều mặt, nhưng đầu tư BĐS Cần Thơ lại khó cho “người đến sau” bởi:
Khan hiếm các dự án BĐS đầy đủ pháp lý: Mặc dù Cần Thơ có nhiều dự án BĐS “hấp dẫn”, tuy nhiên hồ sơ pháp lý vẫn chưa đầy đủ (không thể hoàn thành dự án theo đúng cam kết để trao sổ hồng cho khách hàng).
Giá nhà và đất ở Cần Thơ ngày càng tăng cao: Giá nhà và đất ở Cần Thơ qua mấy năm gần đây tăng cao. Có nơi tăng trên 300%. Khả năng thanh khoản nhà và đất tại Cần Thơ hiện nay cũng “kém hấp dẫn” hơn so với trước đây, trong khi đó giá nhà và đất vừa túi tiền đầu tư cũng không còn nhiều.
Toàn cảnh dự án Khu đô thị STK An Bình
Nhiều cơ hội mới cho bất động sản Sóc Trăng 2022
Trong khi việc mua nhà ở các trung tâm như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ trở nên khó khăn khi giá trị đã ở rất cao, thì làn sóng đầu tư BĐS vào các tỉnh ngoại thành vẫn luôn là một hướng đi ưu tiên của các nhà đầu tư dài hạn.
Cụ thể nhất chính là tỉnh Sóc Trăng, vì theo báo cáo sau Hội nghị lần thứ 8 thì tập thể cán bộ sẽ phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt từ 6,5% trở lên vào năm 2022. Đặc biệt, thời gian gần đây nhiều nhà đầu tư “ngoại tỉnh” đổ về khu vực huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng để tìm mua đất dọc theo các tuyến đường 934b, Quốc lộ Nam Hậu, khu vực Cầu Mỹ Thanh… với diện tích rất lớn, từ hàng chục công cho tới hàng trăm công. Theo ghi nhận của một người địa phương thì giá đất khu vực này nhiều nơi đã tăng 100% chỉ trong vòng 2 tháng.
Điều này được lý giải là vì cảng biển Sóc Trăng thuộc nhóm cảng biển số 5 và là Cảng biển loại III xét theo quy mô, ví dụ như khu bến Đại Ngãi, khu bến Kế Sách phục vụ cỡ tàu trọng tải đến 20.000 tấn.
Thành phố Sóc Trăng nhìn từ trên cao
Ngoài ra, tỉnh Sóc Trăng còn có nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm (như cao tốc An Giang – Sóc Trăng; tuyến đường trục phát triển kinh tế Đông Tây tỉnh Sóc Trăng; cầu Đại Ngãi nối Sóc Trăng với Trà Vinh); và nhận sự rót vốn từ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn (như dự án Khu đô thị & giải trí Hồ Nước Ngọt; dự án Nhà máy chế biến sữa & chăn nuôi bò sữa công nghệ cao, khu công nghiệp Trần Đề,...).
Các nhà đầu tư Cần Thơ chọn “săn” đất Sóc Trăng
Sóc Trăng hiện đang là vệ tinh gần Cần Thơ và được giới đầu tư Cần Thơ quan tâm bởi giá cả BĐS Sóc Trăng chỉ bằng Cần Thơ cách đây 3 năm về trước. Cụ thể, đất dự án khu dân cư Minh Châu (phường 7, TP Sóc Trăng) được rao bán với giá khoảng 11tr/m2. Riêng khu vực quốc lộ Nam Sông Hậu theo thị trường định giá thì vị trí mặt tiền đường lớn có giá nhiều khi đến 1 tỷ/công, ở khu vực không có đường đi, hoặc lộ nhỏ thì có giá khoảng 300 triệu/công.
Khách hàng đang tham khảo dự án KDC Minh Châu - P.7, Tp. Sóc Trăng, Sóc Trăng
Thêm nữa, việc đi lại giữa Cần Thơ và Sóc Trăng chỉ mất khoảng một giờ đồng hồ theo tuyến quốc lộ 1A, nên rất nhiều các nhà đầu tư hứng thú “đón sóng” hơn. Đặc biệt, toàn tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều khu dân cư bài bản với hồ sơ pháp lý hoàn chỉnh từ các “đại gia” hàng đầu như FLC Herigate, Vincom Shophouse Sóc Trăng, Mekong Centre Sóc Trăng, Garden Home Sóc Trăng, và khu dân cư Minh Châu. Do đó, giá trị sinh lời tương lai vừa cao, vừa đảm bảo an toàn.
Theo nhiều các nhà đầu tư Cần Thơ “kì cựu” chia sẻ rằng họ ưu tiên khai thác BĐS Sóc Trăng vì thấy rằng người dân ở đây chưa khai thác được hết tiềm năng BĐS khu dân cư; và “khẩu vị” nhà đầu tư Cần Thơ thích đầu tư các nền đất trong KDC do quy hoạch bài bản, pháp lý đảm bảo, cũng như khả năng thanh khoản cao.
Ngoài ra, Thành phố Sóc Trăng trong năm 2022 sẽ được công nhận Thành phố đô thị loại II, đây là một yếu tố thúc đẩy sự gia tăng của BĐS Sóc Trăng.
Tóm lại, chính việc đầu tư BĐS Cần Thơ có nhiều hạn chế, tỉnh Sóc Trăng còn nhiều tiềm năng khai thác BĐS cùng khả năng liên kết vùng cao nên khiến nhiều nhà đầu tư Cần Thơ chọn “săn” đất Sóc Trăng để mong đạt lợi nhuận cao nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.