Tận dụng điều kiện tự nhiên, khí hậu ưu đãi, Lai Châu đã xây dựng thương hiệu một số loại gạo đặc sản thơm, ngon, có độ dinh dưỡng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Trong đó, giống lúa nếp Tan Pỏm, được ví như thứ "hạt ngọc trời" ở xã Tà Hừa, huyện Than Uyên đã nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc.
Trồng lúa hữu cơ gắn với doanh nghiệp bao tiêu, giải quyết đầu ra đã giúp cho nông dân an tâm đẩy mạnh sản xuất được địa phương triển khai gần đây là mô hình mới, đang mở ra hướng phát triển bền vững cho cây lúa và nghề trồng lúa tại huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) hôm nay.
Không phải ngẫu nhiên Thái Lan trở thành “cường quốc” xuất khẩu lúa gạo thế giới, và cũng không phải tự nhiên mà Ấn Độ nổi tiếng với cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp… họ đều có kế hoạch và chính sách rất cụ thể, rõ ràng. Một trong những chính sách đó là bảo hộ và phát triển những giống cây bản địa đặc sắc.
Những giống lúa đặc sản của Việt Nam như dự hương, nếp gà gáy, nếp rồng cho loại cơm ngon đến nỗi ai ăn một lần là không thể quên, nhưng vì năng suất thấp nên nông dân bỏ dần để chuyển sang trồng lúa cao sản.
Với mục tiêu phục tráng một số giống lúa đặc sản địa phương để lựa chọn được giống gốc, làm cơ sở phục vụ cho sản xuất đại trà và phát huy lợi thế cạnh tranh, xây dựng thương hiệu các giống lúa đặc sản của tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thực hiện Đề tài “Phục tráng một số giống lúa đặc sản tại tỉnh Tuyên Quang”.