Gò đất
-
Khu di tích khảo cổ học Gò Tháp được biết đến từ những năm cuối thế kỷ 19 với tên gọi Prasat Pream Loven (Chùa năm gian) do các nhà khảo cổ học người Pháp phát hiện. Khu di tích Gò Tháp nằm trên địa bàn hai xã Tân Kiều và Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, danh lam thắng cảnh của vùng sinh thái ngập nước.
-
Hiện nay khu vực Bửu Lâm Sơn Tự, ấp Đá Nổi, xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) có gò đất cao hơn mặt ruộng 70cm, rộng khoảng 50m2 có nhiều tảng đá khoản 50-80cm. Một số hiện vật cổ xưa còn lưu giữ tại Bửu Lâm Sơn Tự đồ trang sức bằng đá, mã não, khuyên tai kim loại, đồng tiền xu, mặt tượng Phật kim loại...
-
Ở một gò đất rộng 1ha tại Long An, đào khảo cổ phát lộ la liệt di cốt động vật hoang dã, hiện vật cổ
Di tích khảo cổ học Rạch Núi là một gò đất rộng khoảng l ha, bình diện gần tròn, đường kính trung bình khoảng 100m, cao hơn 6m so với mặt đất tự nhiên xung quanh. Trên mặt gò đất có nhiều cây cổ thụ. Di tích khảo cổ học Rạch Núi thuộc địa phận ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An). -
Ngày 5.1.2024, khi thăm lại di tích khảo cổ học Gò Cổ Lâm (xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh), tổ đã phát hiện vài dấu tích lạ trên một phiến đá sa thạch vỡ. Lấy nước lau rửa sạch đất bám trên mặt, mặt đá đen hiện ra hình một con chim hầu như còn nguyên vẹn. Những đường cong mềm mại tả đuôi, cổ, cánh chim.
-
Cụm di tích khảo cổ học Bình Tả đã phát hiện nhiều hiện vật bằng vàng (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) là những công trình kiến trúc thuộc nền văn hóa Óc Eo, với hơn 60 di tích khảo cổ học từ thời tiền sử đến sơ sử phân bố theo các trục lộ và sông Vàm Cỏ Đông...
-
Khu di tích Gò Tháp (nằm trên địa bàn 2 xã Tân Kiều và xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) là khu di tích cấp quốc gia đã được công nhận từ năm 1998, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa-lịch sử của dân tộc và nhân loại.
-
Theo tìm hiểu, chùa được kiến tạo vào cuối đời nhà Trần (khoảng năm 1427) trên gò đất cao nên gọi là Núi Trời, nhờ vậy có tên chữ là Thiên Sơn. Đây cũng là nơi Lê Lợi đóng quân đánh thành Đông Quan, đánh đuổi quân Minh xâm lược. Ngôi chùa nhiều lần bị chiến tranh, thiên tai lũ lụt tàn phá, nhưng vẫn đứng vững đến ngày nay...
-
Ở làng Tiến Ân (xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội) có ngôi đình và cây thị nghìn tuổi, mười người ôm không xuể, nổi tiếng thiêng trong vùng.
-
Người dân Tam Đường (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình) ai cũng biết câu “Tiền tam thai, hậu thất tinh” và theo lý giải của họ, câu nói ám chỉ phía trước làng có 3 gò mộ, còn phía sau làng có 7 gò mộ, người dân gọi là khu mả vua.
-
Chưa ai thử đếm dọc sườn Tây Côn Lĩnh (Hoàng Su Phì, Hà Giang) có bao nhiêu ngôi mộ tròn hình bát úp, chỉ ước chừng vài nghìn cái.