Gỡ khó cho các HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

Trần Quang Thứ tư, ngày 14/02/2018 13:45 PM (GMT+7)
Việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (CNC) sẽ giúp cho các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) tăng năng suất, giá trị và chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và cũng là đáp ứng yêu cầu của xuất khẩu. Mục tiêu đến 2020 phấn đấu có 1.500 HTX ứng dụng CNC trong 15.000 HTX hoạt động.
Bình luận 0

img

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam (ảnh) đã chia sẻ với Báo NTNN về những khó khăn, thách thức cũng như các cơ chế hỗ trợ cho các HTX ứng dụng NNCNC thời gian tới. 

Đẩy mạnh tuyên truyền về NNCNC

Đầu tư NNCNC trong khu vực HTXNN đang ở mức độ như thế nào thưa ông?
- Hiện nay, mới chỉ có 193 HTXNN ứng dụng CNC chiếm tỷ lệ rất thấp, dưới 1%. Sau khi ứng dụng CNC vào phát triển nông nghiệp, nhiều HTX đã cho thấy hiệu quả rất rõ rệt. Đơn cử như HTX nho Evergreen (Ninh Thuận) đã áp dụng kỹ thuật bao trái bằng túi nilon trên diện tích 100ha; HTX Tân Nông Phát (Bình Dương) áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, nhà lưới đã tiết kiệm được nguồn nước, giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thu lãi gần tỷ đồng

img

Mục tiêu của chúng tôi là đến 2020 phấn đấu có 1.500 HTX ứng dụng CNC trong 15.000 HTX hoạt động. Đây không phải nhiệm vụ của riêng Cục Kinh tế hợp tác Phát triển nông dân mà là của toàn ngành, Bộ sẽ nghiên cứu hỗ trợ cho 1.500 HTX này. Đề xuất đưa đề án này vào chương trình KHCN phục vụ xây dựng nông thôn mới. Làm sao để HTX tạo được nguồn vốn lớn, tối đa hóa giá trị sản xuất, tập trung nâng cao năng lực quản trị và đẩy mạnh liên kết sản xuất – tiêu thụ trong hoạt động của HTX...

Các HTX đang gặp những khó khăn, vướng mắc như thế nào trong quá trình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất?

Ở đây, trước hết cần khẳng định việc HTXNN ứng dụng CNC là hoàn toàn hợp lý và cũng không nên quan niệm ứng dụng CNC là phải nhà kính, nhà lưới hiện đại, rồi công nghiệp hiện đại mới là CNC. Thực tế, chỉ cần là ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp cũng là sản xuất NNCNC. Chúng tôi muốn làm rõ ý này để thúc đẩy các HTX đẩy mạnh ứng dụng NNCNC, làm sao tăng năng suất, giá trị sản phẩm và chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và cũng là đáp ứng yêu cầu của xuất khẩu.

- Có thể có nhiều vướng mắc, song trước hết là nhận thức. Nhiều HTX nghĩ rằng nông nghiệp CNC đòi hỏi rất hiện đại, nguồn kinh phí rất lớn nên còn e ngại. Có HTX,  tôi đến đã có ứng dụng NNCNC vào trong sản xuất rồi, nhưng họ không biết rằng họ đã ứng dụng. Đó là vấn đề cần tuyên truyền để nâng cao nhận thức.

Thứ hai là cần ứng dụng CNC ở đâu? Vấn đề này có một phần trách nhiệm của Bộ NNPTNT phải tăng cường, nhất là các đơn vị khuyến nông, rồi các đơn vị chủ lực như Cục Trồng trọt, Vụ KHCN và môi trường… phải tăng cường hướng dẫn cho nông dân.

Thời gian qua, các đơn vị này đã tăng cường hướng dẫn để nông dân chuyển đổi sản xuất trên cơ sở ứng dụng CNC vào trong sản xuất nông nghiệp thì tiếp tục phải đẩy mạnh hơn nữa để làm sao cho người dân nhận thức được và hiểu được NNCNC là ở đâu và có thể ứng dụng được.

Vấn đề thứ ba là kinh phí, vốn tín dụng để các HTX nhất là các HTX có quy mô lớn có thể ứng dụng NNCNC vào sản xuất.

Phấn đấu có 1.500 HTX nông nghiệp công nghệ cao vào năm 2020

img

Mô hình ứng dụng công nghệ cao vào trong nuôi, chế biến cá nước lạnh đang mang lại thu nhập cao cho HTX Minh Đức (Lào Cai). Ảnh: Trần Quang

Để tháo gỡ khó khăn cho các HTX đẩy mạnh ứng dụng CNC, Bộ sẽ có giải pháp hay cơ chế hỗ trợ như thế nào thưa ông?

- Đối với HTXNN, hiện nay chúng tôi xác định có 3 vấn đề cần phải tập trung: Trước hết là vấn đề tăng cường tập huấn để nâng cao năng lực quản trị của các HTX; Thứ hai là phải hướng dẫn HTX ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp để tăng chất lượng, giá trị và năng suất của các sản phẩm; thứ ba triển khai liên kết sản xuất giữa các HTX, hộ nông dân, doanh nghiệp để tạo ra chuỗi sản xuất vừa đảm bảo giá trị cao, đồng thời giảm chi phí sản xuất. Để tháo gỡ khó khăn cho các HTX, trong thời gian tới chúng tôi rất mong toàn thể ban/ngành/đơn vị cùng hành động quyết liệt trong năm 2018-2020 hỗ trợ HTX đẩy mạnh ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp.

Về cơ chế hỗ trợ, chúng tôi sẽ phân loại, bố trí vốn hỗ trợ HTX tập trung cho 1500 HTX, ký kết với các ngân hàng trong hỗ trợ tín dụng cho HTX, phối hợp với liên minh HTX Việt Nam ưu tiên các nguồn vốn để hỗ trợ HTXNN CNC, nguồn 2261... Phối hợp nhiều nguồn để đẩy mạnh và đảm bảo hiệu của của HTX ứng dụng CNC.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã giao Bộ NNPTNT xây dựng một đề án về HTX ứng dụng NNCNC. .

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem