Góc tối chết người sau ngành công nghiệp tỷ đô Anime của Nhật Bản

Huy Nguyễn (Theo Vox) Thứ tư, ngày 10/07/2019 04:55 AM (GMT+7)
Các loạt phim anime kinh điển thế giới như Thủy thủ mặt trăng, One Peace (Đảo hải tặc), Pokémon đã mang lại doanh thu hơn 19 tỉ đô la mỗi năm cho ngành công nghiệp này trong giai đoạn 2002-2017.
Bình luận 0

Tuy vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp anime Nhật Bản đang che giấu thực tế tiềm ẩn đáng lo ngại: nhiều họa sĩ diễn hoạt (animator) đứng đằng sau sức hút kỳ diệu trên màn hình đang rỗng túi, phải đối mặt với điều kiện làm việc có thể dẫn đến kiệt sức và thậm chí tự tử.

img

Triễn lãm Anime toàn cầu (nguồn: Vox)

Shingo Adachi, một họa sĩ nổi tiếng Nhật Bản, cho biết tình trạng khan hiếm nhân lực trong ngành công nghiệp này là một vấn đề nghiêm trọng hiện nay. Ông cho biết cho biết sự thiếu hụt tài năng là một vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra - với gần 200 phim truyền hình hoạt hình được sản xuất tại Nhật Bản mỗi năm, không đủ các nhà làm phim hoạt hình lành nghề để thực hiện số lượng phim lớn như vậy.

Thay vào đó, các xưởng phim phải dựa vào những họa sĩ hành nghề tự do, họ hưởng lương theo sản phẩm chứ không phải lương cố định hàng tháng. Vì đam mê họ sẵn sàng chấp nhận mức trả công rẻ mạt.

Các họa sĩ trung gian được trả khoảng 200 Yên (hơn 40.000 VND) cho mỗi bức hình. Mức trả công này không phải là tệ nếu như mỗi họa sĩ có thể vẽ được 200 bức vẽ mỗi ngày, nhưng mỗi bức vẽ anime có thể mất hơn một tiếng đồng hồ. Đó là chưa kể phải chú ý đến các tiểu tiết khác phải thay đổi khi bộ phim được chiếu tại các nước phương Tây, chẳng hạn thức ăn, kiến trúc, phong cảnh.

Ngoài ra, điều kiện làm việc trong ngành công nghiệp anime cũng vô cùng căng thẳng. Các họa sĩ anime thường ngủ gục tại bàn làm việc vì kiệt sức. Henry Thurlow, một họa sĩ anime người Mỹ đang sống và làm việc tại Nhật Bản, cho biết ông từng nhập viện nhiều lần do ngồi trên bàn làm viêc quá lâu.

Xưởng phim anime Madhouse, có trụ sở ở Tokyo, gần đây bị cáo buộc vi phạm luật lao động vì bắt nhân viên làm việc gần 400 giờ mỗi tháng và trong 37 ngày liên tục, không một ngày nghỉ. Vụ tự tử của một nam họa sĩ anime vào năm 2014 ở Nhật Bản được xem là do áp lực công việc sau khi các nhà điều tra phát hiện thấy rằng anh đã làm việc hơn 600 tiếng trong tháng trước khi tự tử.

Theo Hiệp hội Anime Nhật Bản, tổng doanh thu thị trường của ngành công nghiệp Anime năm 2014 đạt 1.629,9 tỷ Yên (trong khi đó GDP năm 2014 của Nhật Bản đạt 489,6 nghìn tỷ yên). Năm 2016, doanh thu ngành này đạt 2 nghìn 900 tỷ yên (GDP năm 2016 của Nhật Bản là khoảng 528 nghìn tỷ yên, doanh thu từ thị trường ngành công nghiệp Content đạt khoảng 12 nghìn tỷ yên).

Đây là ngành công nghiệp được Bộ Công nghiệp và Kinh tế; Bộ Văn hóa, Giáo dục Nhật Bản nhận định là một trong những ngành mũi nhọn của công nghiệp văn hóa hiện nay. Nếu so sánh với GDP của Nhật Bản hàng năm, chúng ta thấy tống doanh thu của ngành công nghiệp Anime từ giữa năm 2000 đến nay luôn chiếm khoảng 4 – 5% GDP của nước này.

Trái ngược với con số ấn tượng trên, theo Hiệp hội Các nhà sáng tạo hoạt hình Nhật Bản, mỗi họa sĩ anime chỉ kiếm được mức lương trung bình là 1,1 triệu Yên (hơn 220 triệu VND) mỗi năm lúc họ ở độ tuổi 20. Mức thu nhập này sẽ tăng lên 2,1 triệu Yên (hơn 450 triệu VND)/năm lúc họ bước qua tuổi 30 và tiếp tục tăng lên mức 3,5 triệu Yên (hơn 660 triệu VND)/năm khi họ ở độ tuổi 40-50. Mức sống nghèo khổ ở Nhật Bản được xác định khi mức thu nhập của một người từ mức 2,2 triệu Yên (hơn 470 triệu VND) trở xuống. Điều này có nghĩa là các họa sĩ anime trẻ tuổi ở Nhật Bản đang sống dưới mức nghèo khổ.

Thú chơi ngông ”ném tiền qua cửa sổ” của các đại gia khét tiếng

Ngay cả khi đã sống trên núi tiền, một số giao dịch của họ vẫn bị cả thế giới coi là “điên rồ”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem