Thông tin này ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của giới đầu tư toàn cầu. và một sự trùng lặp ngẫu nhiên, cùng thời điểm đó, Thời báo Los Angeles (LAT) ngày 8.10 cho biết Việt Nam là 1 trong 12 quốc gia tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa mới kết thúc đàm phán cách đây vài ngày. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng với mức thuế bằng không tới thị trường rộng lớn gồm các quốc gia trong khối hiện chiếm tới 2/5 thương mại toàn cầu.
Dệt may Việt Nam được dự đoán sẽ hưởng lợi nhất khi TPP có hiệu lực. Trong ảnh: Sản xuất may mặc tại Công ty TNHH May mặc Macallan, Hà Nội. Ảnh: Đàm Duy
Theo nhận định của LA, ban đầu, các mặt hàng may mặc và giày dép xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi TPP có hiệu lực. Nhưng hiệp ước thương mại do Mỹ dẫn đầu cũng sẽ giúp Việt Nam thu hút đầu tư công nghệ cao hơn như Intel và đẩy đất nước lên chuỗi giá trị cao hơn. Tổng Giám đốc của Tập đoàn Intel Việt Nam, ông Sherry Boger cho biết, Intel nhìn thấy tiềm năng kinh tế ở thị trường Việt Nam và thực tế, chuỗi giá trị của họ nhận được đang tăng đều. Theo dự báo của Viện Kinh tế quốc tế Peterson, Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP và Mỹ nên trợ giúp Việt Nam thu hút hơn nữa các nguồn đầu tư cho công nghệ cao như trường hợp của Công ty Intel. Khi TPP có hiệu lực, nhiều khả năng Việt Nam sẽ chứng kiến sự bùng nổ xuất khẩu về các sản phẩm may mặc và giày dép.
Hiện Việt Nam đang hoàn thiện các quy định về thuế và đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, theo đuổi các thỏa thuận thương mại khác để tạo lợi thế thu hút đầu tư. Năm 2014, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt mức 6%. Kể từ khi Việt Nam mở cửa thị trường cho đầu tư nước ngoài, tỷ lệ tăng trưởng luôn đạt từ 5-10%/năm.
Thời báo Los Angeles dẫn lời ông Sandeep Mahajan - chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: “Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy, làm thế nào để tận dụng đến mức tối đa cơ hội này là vấn đề mà Việt Nam cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.