Vừa làm giàu, vừa làm sạch quê hương
Tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn từ các nguồn thải nông nghiệp như phân lợn, gà, rơm rạ… để chế biến thành phân bón hữu cơ vi sinh sạch phục vụ cho trồng trọt, anh Thắng đã góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra.
Năm 2012, trong một lần làm việc cho một đơn vị chuyên sản xuất phân bón hữu cơ, anh Thắng biết được những nguồn thải nông nghiệp đều có thể chế biến thành phân bón hữu cơ, một loại phân bón sạch và tốt cho cây trồng. Khi đó, anh Thắng đã nghĩ ngay đến trang trại lợn hàng nghìn con tại địa phương mình, hàng ngày chất thải từ trang trại thải ra môi trường rất nhiều, bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống của bà con nhân dân. Sau nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, anh Thắng đã quyết định thử nghiệm mô hình sản xuất này.
Ngoài phân lợn, phân chim bồ câu cũng được anh Thắng gom lại để sản xuất phân bón. ảnh: N.P
“Khi mới nhen nhóm ý tưởng này, tôi đã suy nghĩ rất nhiều vì vốn chưa có, kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất vẫn là con số không. Nhưng cứ nghĩ đến việc sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh này giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường tôi lại càng quyết tâm hơn. Giờ nghĩ lại, nếu hồi đấy tôi không liều thì chắc sẽ không có thành quả như hôm nay”, anh Thắng chia sẻ. Cũng theo anh Thắng, sản phẩm làm từ phân hữu cơ này phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt phù hợp với cây thuốc lào, một loại cây mà tại địa phương đang trồng rất nhiều.
Nói là làm, anh Thắng đã lặn lội đi học hỏi kinh nghiệm xây dựng mô hình kinh tế này tại Thanh Hóa, Phú Thọ. Sau khi đã nắm vững được quy trình sản xuất, anh đã vay mượn bạn bè, họ hàng đầu tư hơn 1 tỷ đồng tiền vốn để mua máy móc và trang thiết bị phục vụ cho sản xuất.
Anh Thắng cho biết: “Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh có quy trình và thiết bị đơn giản. Nguyên liệu sản xuất phân cũng rất dễ tìm, chủ yếu là nguồn phụ phẩm nông nghiệp như phân chuồng sẵn có từ các trang trại lợn, rác thải hữu cơ, bã trồng nấm rơm, bùn thải từ ao nuôi tôm cá chung quanh khu vực. Ngoài ra, tôi còn tận thu bã thuốc lá từ Nhà máy thuốc lá Hải Phòng làm nguyên liệu sản xuất phân bón vì bã thuốc lá có tác dụng khử trùng chữa nấm”.
Sản xuất không lo đầu ra
Gần 5 năm gắn bó với nghề đi “thu gom phân lợn”, giờ đây anh Thắng đã làm chủ sản nghiệp trị giá hàng tỷ đồng. Ngoài ra, anh còn mở rộng mô hình với 2 ao rộng 7.200m2 nuôi thả cá chép cảnh, chép vàng; nuôi chim bồ câu và đặc biệt trồng cây dược liệu như cà gai, đinh lăng… cung cấp cho phòng khám đông y trong huyện.
|
Vốn có lợi thế về nghề máy xúc nên việc sản xuất phân bón hữu cơ lại càng thuận tiện hơn. Theo anh Thắng, để sản xuất cần phải dùng máy xúc đào những hố sâu khoảng 1m, sau đó bơm phân lợn kết hợp men vi sinh đảo ủ với vôi, rơm, lông vũ, nấm rơm... Khi các hỗn hợp đã được trộn, tiếp tục dùng máy xúc đánh đống, ủ bạt chờ lên men. Hỗn hợp sau khi lên men sẽ được đem phơi khô rồi đưa vào nhà xưởng nghiền, phối trộn với các phụ gia và đóng gói.
Được biết, quy trình sản xuất phụ thuộc vào thời tiết, nếu thời tiết thuận lợi thì sau nửa tháng sẽ có sản phẩm. Sản phẩm sau khi đóng bao sẽ được bán ra thị trường với giá 2.800 đồng/kg. Hiện nay, mỗi năm xưởng sản xuất của anh Thắng sản xuất được gần 700 tấn phân hữu cơ vi sinh, với thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, hàng làm ra đến đâu, tiêu thụ hết đến đó. Bên cạnh việc cung cấp nguồn phân bón tại chỗ phục vụ hoạt động trồng trọt tại địa phương, anh Thắng còn cung cấp phân bón cho các công ty rau sạch ở Hải Phòng và các tỉnh trồng cây chất lượng cao như na Đông Triều (Quảng Ninh), chuối Hà Giang…
Gần 5 năm gắn bó với nghề đi “thu gom phân lợn”, giờ đây anh Thắng đã làm chủ sản nghiệp trị giá hàng tỷ đồng. Ngoài ra, anh còn mở rộng mô hình với 2 ao rộng 7.200m2 nuôi thả cá chép cảnh, chép vàng; nuôi chim bồ câu và đặc biệt trồng cây dược liệu như cà gai, đinh lăng… cung cấp cho phòng khám đông y. Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, anh Thắng cho biết: “Thời gian tới, ngoài việc tiếp tục nhân rộng mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh, tôi còn tập trung sản xuất thêm giá thể cho khay gieo mạ, phục vụ cho việc trồng trọt tại địa phương”.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.