|
Gia đình ông Phạm Văn Lịch, xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu nuôi hàu thu nhập 200 triệu đồng/năm. Cao Thuyên |
Thi đua làm giàu
Từ phong trào này đã xuất hiện rất nhiều gương điển hình từ nghèo khó vươn lên. Nổi bật trong số đó là chị Trần Thị Hoè ở xã Suối Nghệ (huyện Châu Đức). Năm 1996, được Quỹ Hỗ trợ ND xã cho vay 2 triệu đồng, vợ chồng chị làm xưởng sản xuất nông cụ, gồm dao, rựa, cuốc, xẻng... “Địa phương đang có nhu cầu về các loại công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp mà chưa có ai làm.
Vợ chồng tôi dùng số tiền Hội cho vay mua sắt phế liệu, tự thiết kế một máy dập sắt 2 mã lực"-chị Hoè cho biết. Đến nay, cơ sở của chị đã trở thành xưởng sản xuất nông cụ lớn. Không chỉ trong tỉnh mà ND ở một số tỉnh khác cũng tìm đến mua.
Giai đoạn 2005 đến 2010, Hội ND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho tập thể và 1 Huân chương Lao động hạng Ba cho cá nhân; Chính phủ tặng 11 bằng khen cho 4 tập thể và 7 cá nhân...
Đặc biệt, máy dập sắt nghề rèn của gia đình chị sản xuất để bán đã đoạt giải Nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2009. Xưởng sản xuất của gia đình chị còn tạo việc làm cho hàng chục lao động với thu nhập từ 1,8-2,5 triệu đồng/tháng. Riêng 8 nhân khẩu trong gia đình chị thu nhập hàng năm bình quân 35 triệu đồng/người/năm.
Trắng tay từ miền Trung vào lập nghiệp tại xã Kim Long, huyện Châu Đức từ năm 1983, giờ đây ông Phạm Thông đã trở thành "đại gia". Với 7 nhân khẩu, doanh thu hàng năm của gia đình ông 150-180 tỷ đồng/năm từ vườn cây ăn trái, vận tải, chế biến nông sản, kinh doanh dịch vụ, chăn nuôi. Theo ông Thông, bình quân mỗi năm, gia đình ông nộp 3 tỷ đồng thuế cho nhà nước. Không chỉ vậy, năm nào gia đình ông cũng cho hộ nghèo mượn, mua phân bón, vật tư trả chậm không tính lãi, tổng trị giá từ 1-1,5 tỷ đồng...
Ông Nguyễn Văn Thống - Chủ tịch Hội ND tỉnh cho biết: Năm 2004 toàn tỉnh có 8.985 hộ ND SXKD giỏi, thì năm 2009, con số này là trên 48.180 hộ. Hộ nghèo từ 25,65% năm 2005 giảm xuống còn 2,09% năm 2009. "Nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu luôn là phong trào thi đua trọng tâm của Hội" - ông Thống nhấn mạnh.
Thi đua xây dựng nông thôn mới
Theo bà La Thị Hạnh-Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh, cùng với thi đua làm giàu, xóa đói giảm nghèo, các cấp Hội ND còn vận động cán bộ, hội viên, ND thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng thôn ấp, khu phố văn hoá. Từ các phong trào này, toàn tỉnh có hơn 68.000 hộ ND đạt danh hiệu "Gia đình văn hoá"...
Với phương châm nhà nước và nhân cùng làm, Hội vận động hội viên, ND đóng góp 11.559 triệu đồng, 31.805 ngày công lao động, hiến 49.570m2 đất để nâng cấp. Sửa chữa làm mới hơn 40km đường giao thông nông thôn, nạo vét 254,39km kênh mương nội đồng. Riêng Hội các cấp đã vận động, xây dựng 223 căn nhà tình thương, nhà đoàn kết.
Ông Thống khẳng định, phong trào xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua đã góp phần cải thiện môi trường sống ở nông thôn...
Cao Thuyên
Vui lòng nhập nội dung bình luận.