Góp ý dự thảo luật đất đai
-
Bộ Xây dựng cho biết đến hết năm 2023, vẫn còn gần 800 dự án bất động sản vướng mắc pháp lý đang chờ được tháo gỡ. Chuyên gia kỳ vọng Luật Đất đai (sửa đổi) thông qua sẽ tạo dựng hành lang pháp lý hoàn thiện giúp những dự án bất động sản đang dang dở sớm được triển khai.
-
Tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều ĐBQH chỉ ra bất cập về quy định trường hợp có quyền sử dụng đất, chỉ được thực hiện dự án nhà ở thương mại nếu đó là đất ở hoặc đất ở và đất khác.
-
Trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều ý kiến ĐBQH nhận định đang có bất cập về tình trạng bồi thường thu hồi đất khiến người dân bị thu hồi đất gặp bất lợi. Cùng với đó, việc xác định giá đất chưa chưa rõ ràng, cụ thể.
-
Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV, ngày 13/10, đoàn ĐBQH TP.HCM đã tổ chức buổi Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
-
Ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổ trưởng Tổ biên tập dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cho biết, Bộ Tài nguyên Môi trường đề nghị chưa áp dụng phương pháp thặng dư trong định giá đất, không có nghĩa “không dùng”.
-
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó, kiến nghị có biện pháp chống dàn xếp khi đấu giá, định giá đất.
-
Dự thảo Luật đất đai sửa đổi quy định sẽ ban hành bảng giá đất hàng năm một lần. Tuy nhiên, HoREA kiến nghị ban hành bảng giá đất hàng năm sẽ làm tăng chi phí, thủ tục, thời gian, nhân lực và chỉ nên ban hành định kỳ 2 - 3 năm một lần.
-
Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về chuyển tiếp thực hiện theo hướng tiếp tục sử dụng bảng giá đất hiện hành đến hết 31/12/2025.
-
Ngày 10/5, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 5 tới.
-
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hơn 9 triệu lượt ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý. Trong đó, tập trung vào 12 nhóm vấn đề như cơ chế, chính sách tài chính đất đai, giá đất; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư…