Grab có thể vui mừng vì kiến nghị này của Việt Nam

Phương Linh Thứ sáu, ngày 24/08/2018 14:25 PM (GMT+7)
Kinh doanh theo kiểu Uber hay Grab là phương thức kinh doanh hoàn toàn mới và không thể xếp những đơn vị này là kinh doanh vận tải.
Bình luận 0

Đây là một trong những ý kiến đóng góp của Viên Nghiên cứu Quản lý kinh Trung ương (CIEM) cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô vừa được Bộ Giao thông Vận tải công bố lấy ý kiến.

Trước đó, trong dự thảo, cơ quan soạn thảo đề xuất khái niệm: Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện các công đoạn của hoạt động vận tải để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Quá trình này bao gồm các công đoạn trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe để vận chuyển hành khách, hàng hóa; quyết định giá cước vận tải.

Điều này đồng nghĩa, Uber và Grab sẽ được coi là đơn vị kinh doanh vận tải thay vì doanh nghiệp công nghệ như các đơn vị này vẫn tự nhận trước đó.

img

CIEM cho rằng, quy định về kinh doanh vận tải bằng ô tô quá rộng và không thể xếp Uber và Grab vào diện này.

Tuy nhiên, trong văn bản góp ý mới đây của CIEM, đơn vị này lại nêu quan điểm, quy định trên của ngành giao thông thể hiện đối tượng áp dụng quá rộng. Theo CIEM, Uber, Grab sử dụng phần mềm để phục vụ chung cho các đơn vị kinh doanh vận tải, thực hiện điều hành các phương tiện kinh doanh vận tải để vận chuyển hành khách. Uber và Grab không thể gọi là đơn vị kinh doanh vận tải như ý kiến trong dự thảo tờ trình của Bộ Giao thông vận tải.

“Kinh doanh theo kiểu Uber hay Grab là phương thức kinh doanh hoàn toàn mới; áp dụng quy định hiện hành để quản lý là hoàn toàn không phù hợp” phía CIEM lên tiếng. Chưa nêu cụ thể giải pháp từ phía mình nhưng đại diện CIEM cho rằng, phía Bộ Giao thông Vận tải cần nghiên cứu, đề xuất các quy định mới phù hợp để quản lý.

Đánh giá chung về dự thảo, CIEM thẳng thắn đề nghị Chính phủ chưa nên thông qua dự thảo và yêu cầu Bộ Giao thông vận tải soạn thảo lại Nghị định.

Bằng chứng là, dự thảo đã đơn giản hoá, bãi bỏ một số quy định về điều kiện kinh doanh, nhất là về kinh doanh vận tải bằng xe taxi, như: đã cắt giảm quy định về niêm yết logo, màu sơn biểu trưng, điều kiện về trung tâm điều hành, tần số,..

Tuy vậy, phía CIEM cho rằng, nhìn chung, nội dung dự thảo chưa có những đổi mới cần thiết, đủ mạnh theo tinh thần Chính phủ. Đặc biệt, bên cạnh đề xuất bỏ một số điều kiện, cơ quan soạn thảo lại đưa thêm vào một số điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính mới bất hợp lý, không cần thiết.

Ví dụ được nêu lên như quy định đơn vị vận tải phải cung cấp thông tin về hợp đồng vận tải đến Sở Giao thông vận tải; Yêu cầu hợp đồng phải được ký trước khi vận chuyển, chỉ được ký 1 hợp đồng, phải mang theo hợp đồng vận tải, danh sách hành khách bằng văn bản giấy có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải,…

Điều này theo đánh giá là “siết chặt kinh doanh vận tải”, chứ không phải là bãi bỏ ít nhất một nửa số điều kiện kinh doanh hiện hành.

Theo tính toán của CIEM, dự thảo có 22 lần quy định giao thẩm quyền cho Bộ Giao thông vận tải quy định thêm. Cách soạn thảo đó đã vô tình hoặc cố ý tạo dư địa để tùy ý can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc đưa ra các công cụ quản lý theo hướng tạo thuận lợi cho cơ quan, công chức nhà nước.

Thậm chí, phía CIEM còn cho rằng, toàn bộ nội dung của dự thảo thể hiện cách tiếp cận chi phối là: người dân, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh những gì do pháp luật quy định và theo quy định của pháp luật. Cách tiếp cận này trái với Hiến pháp, trái với Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp là người dân, doanh nghiệp được quyền kinh doanh tất cả những gì mà luật không cấm.

Bộ GTVT không xem Uber, Grab là đơn vị kinh doanh vận tải

Lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, Uber, Grab chỉ thực hiện nhiệm vụ kết nối công nghệ, không phải là loại hình vận tải, khác...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem