Thưa GS, việc chuyển giao kỹ thuật trồng lúa, đầu tư trồng lúa ở châu Phi hiện nay của chúng ta tiến triển như thế nào?
- Tôi vừa đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án chuyển giao kỹ thuật trồng lúa, bón phân tại một số nước châu Phi và nhận thấy mọi việc đang tiến triển rất tốt. Ví dụ như tại Mozambique, chúng ta đang chuẩn bị nhân giống lúa trên 300ha. Tại Nigeria, Rwanda, Burundi và Liberia, chúng ta cũng đã chọn được bộ giống thích hợp để nhân rộng. Nói chung, các nước đều đánh giá cao sự hợp tác về trồng lúa này của Việt Nam.
Việc đầu tư trồng lúa tại châu Phi có ý nghĩa như thế nào đối với hạt lúa Việt Nam?
- Rất nhiều ý nghĩa, nhưng quan trọng nhất là chúng ta giúp họ giải quyết một phần về an ninh lương thực, tiến tới hạn chế nạn đói. Thứ hai, việc chuyển giao kỹ thuật này sẽ giúp Việt Nam quảng bá thương hiệu hạt lúa Việt. Thực tế đến thời điểm này, qua nhiều chuyển đi tại khu vực này, tôi thấy uy tín hạt gạo của ta cao lắm. Cuối cùng, nếu làm tốt việc chuyển giao, đầu tư trồng lúa ở đây, chúng ta có thể mở rộng được thị trường cho xuất khẩu lúa gạo.
Làm sao để việc đưa hạt lúa đến khu vực này thành công?
- Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là kinh phí cho thuỷ lợi. Các nước châu Phi nhìn chung còn nghèo, thiếu kinh phí cho đầu tư cho thuỷ lợi trồng lúa. Các nước này đang đề nghị Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Phát triển châu Phi giúp đỡ. Nếu khó khăn này được giải quyết, chúng ta có thể giúp họ trồng hàng ngàn ha lúa, với các bộ giống được lấy từ các tỉnh ĐBSCL chuyển sang.
Xin cảm ơn Giáo sư!
Nguyên Khôi (thực hiện)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.