Hà Giang không xây dựng công trình khi chưa đạt sự đồng thuận

L.T Thứ sáu, ngày 16/11/2018 08:00 AM (GMT+7)
Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2018, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Giang đã tích cực, quyết liệt chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp, trong đó sự đồng thuận của dân được ưu tiên hàng đầu.
Bình luận 0

Theo đó, tỉnh đã tổ chức nhiều Lễ phát phát động thi đua xây dựng NTM tại nhiều huyện trên địa bàn; nâng cao năng lực chỉ đạo xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản triển khai thực hiện chương trình. Phân công các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh phụ trách, hỗ trợ 23 xã NTM rà soát và lập kế hoạch xây dựng xã NTM nâng cao; tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong phê duyệt danh mục công trình áp dụng cơ chế đặc thù trong thực hiện chương trình xây dựng NTM; chỉ đạo rà soát và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện đề án hỗ trợ 1 triệu tấn xi măng.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở, trong 8 tháng đầu năm 2018, toàn tỉnh đã mở mới được 91,6km đường đất đá; nâng cấp trên 380km đường giao thông các loại; cải tạo, nâng cấp 94 phòng học; xây mới 81 nhà văn hóa thôn; 11 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm 2018 đã đạt 151 tiêu chí, chiếm 72%. Trong số các xã chưa đạt chuẩn NTM, có 1 xã đạt từ 15 – 19 tiêu chí, 27 xã đạt 10 – 14 tiêu chí, 126 xã đạt từ 5 – 9 tiêu chí, 1 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Các xã đã đạt chuẩn NTM tiếp tục được quan tâm duy trì và nâng cao các tiêu chí. Tổng nguồn vốn đã phân bổ, giao chi tiết cho các địa phương thực hiện xây dựng NTM đạt trên 310 tỷ đồng.

img

Những con đường bê - tông tại thôn Nhìu Sang, xã Xín Chải (Vị Xuyên) được hình thành từ Đề án 1 triệu tấn xi-măng. Ảnh: BHG

Tính đến đầu tháng 9, các huyện, thành phố trong tỉnh đã tổ chức gần 1.400 đợt ra quân xây dựng NTM với 109.680 lượt người tham gia. 100% các huyện, thành phố tổ chức phát động Phong trào thi đua làm đường giao thông nông thôn, phát triển sản xuất nâng cao thu nhập và ký kết thực hiện các chỉ tiêu năm 2018. Qua đó, toàn tỉnh đã huy động nhân dân hiến trên 210.000m2 đất, đóng góp 197.413 ngày công lao động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; mở mới được 91,6km đường đất đá; nâng cấp được trên 380 km đường giao thông các loại; làm mới 385,5km đường bê tông nông thôn; cải tạo, nâng cấp 94 phòng học; xây mới 81 nhà văn hóa thôn… Sự hưởng ứng tham gia của người dân sẽ đóng góp tích cực vào kết quả thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh, nhất là mục tiêu hoàn thành thêm 11 xã đạt chuẩn NTM trong năm 2018.

Tuy vậy, quá trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn hạn chế. Tiến độ triển khai thực hiện tại một số xã còn chậm (có xã chưa khởi công); việc giải ngân nguồn vốn chưa chủ động. Một số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đến nay đã giảm chất lượng các tiêu chí; một số tiêu chí đạt thấp có nguy cơ không duy trì được, tính bền vững không cao.

Trước thực tế này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Minh Tiến chỉ đạo: Các huyện, thành phố xác định chủ thể của chương trình là người dân để thực hiện đúng phương châm “dân phải biết, dân bàn và tham gia”. Nâng cao chất lượng tham mưu của các phòng, ban chuyên môn; đánh giá lại quá trình triển khai của các xã, rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình, cách làm hay. Cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ ở cơ sở phải trách nhiệm, quyết tâm thực hiện; xác định các tiêu chí có thể hoàn thành trong năm 2018 để có hướng chỉ đạo; rà soát công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông từ đó chấn chỉnh, có biện pháp xử lý các công trình thực hiện chưa đúng thiết kế, quy định; kiên quyết không hợp đồng với các doanh nghiệp, HTX thi công các công trình xây dựng NTM nếu đối với công trình 70% vốn nhà nước và 30% đóng góp của người dân khi chưa có sự đồng thuận, thống nhất của người dân.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem