Hà Nội cần lượng khổng lồ trứng, thịt, rau, Bắc Giang và nhiều tỉnh phía Bắc sẵn sàng cung ứng
Hà Nội cần lượng khổng lồ trứng, thịt, rau, Bắc Giang và nhiều tỉnh phía Bắc sẵn sàng cung ứng
Khánh Nguyên
Thứ hai, ngày 16/08/2021 18:43 PM (GMT+7)
Bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm và thích ứng với điều kiện phòng chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm của Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc của Bộ NNPTNT trong điều kiện dịch Covid-19.
Theo báo cáo của Tổ công tác, tính đến hết ngày 12/8/2021, đã có 13/31 địa phương phía Bắc cử đầu mối phối hợp với Tổ công tác và cung cấp danh sách 1.334 các đầu mối cung ứng nông sản.
Chỉ tính riêng trên địa bàn TP.Hà Nội đã có 144 chuỗi cung ứng nông sản an toàn, trong đó có 59 chuỗi động vật và 85 chuỗi thực vật; có 7.866 điểm bán hàng hóa thiết yếu và 455 chợ; có 262 cơ sở chế biến được quản lý.
Hiện, Hà Nội có khả năng tự cung cấp 19 - 60% nhu cầu nông sản của thành phố. Mỗi tháng, Hà Nội cần nhập từ bên ngoài 36.632 tấn gạo, 4.318 tấn thịt trâu bò, 1.094 tấn thịt lợn, 36.001 tấn rau củ, 2.000 tấn thủy sản, 7,2 triệu quả trứng gia cầm, 4.230 tấn thực phẩm chế biến và nhiều mặt hàng khác.
Có thể thấy, nhu cầu nông sản cơ bản đáp ứng đầy đủ song vẫn có thể xảy ra thiếu hàng cục bộ tại một thời gian ngắn nhất định; lưu thông hàng hóa khó khăn hơn do ảnh hưởng của công tác kiểm soát dịch bệnh.
Theo ông Phạm Văn Duy - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) hiện việc khó tiêu thụ các sản phẩm nông sản trong mùa dịch, đặc biệt là khu vực phía Nam khiến giá trị nông sản rơi vào cảnh bị thấp theo hướng "hạ giá thành ngoài quy luật".
Ông Duy phân tích: "Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, chi phí vận chuyển tăng cao nhưng nông, lâm thuỷ sản bán ra từ nơi sản xuất vẫn thấp".
13 địa phương phía Bắc có 1.334 đầu mối cung ứng nông sản
Đã có 13/31 địa phương phía Bắc cử đầu mối phối hợp với Tổ công tác và cung cấp danh sách 1.334 các đầu mối cung ứng nông sản.
Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, nhất là các địa phương đang có những khu vực phải thực hiện giãn cách xã hội nhưng sản xuất lương thực, thực phẩm 7 tháng đầu năm và dự kiến kế hoạch trong những tháng cuối năm 2021 ở các tỉnh phía Bắc cơ bản bảo đảm nguồn cung.
Điển hình như tại tỉnh Bắc Giang, ngay sau khi dịch được khống chế, ngành nông nghiệp địa phương đã tập trung khôi phục sản xuất, tháo gỡ những khó khăn trong khâu chế biến cũng như tiêu thụ nông sản.
P.V
Cùng với đó là việc siết chặt kiểm soát dịch của địa phương đã gây ra những khó khăn với các lao động nông nghiệp phải ra vườn, ruộng, trang trại… để sản xuất trực tiếp. Việc này dẫn đến hệ quả người nông dân sẽ khó có thể tái sản xuất trong thời gian tới, nên việc thiếu hụt nông, lâm thủy sản cục bộ hoàn toàn có thể xảy ra.
Giữ vững đà sản xuất
Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, nhất là các địa phương đang có những khu vực phải thực hiện giãn cách xã hội nhưng sản xuất lương thực, thực phẩm 7 tháng đầu năm và dự kiến kế hoạch trong những tháng cuối năm 2021 ở các tỉnh phía Bắc cơ bản bảo đảm nguồn cung.
Điển hình như tại tỉnh Bắc Giang, ngay sau khi dịch được khống chế, ngành nông nghiệp địa phương đã tập trung khôi phục sản xuất, tháo gỡ những khó khăn trong khâu chế biến cũng như tiêu thụ nông sản.
Ông Dương Thanh Tùng-Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang cho biết, tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành của địa phương qua 6 tháng đầu năm đạt hơn 3%, gấp hơn 3 lần kế hoạch đề ra.
Từ nay đến cuối năm, Bắc Giang sẽ tập trung chỉ đạo, thực hiện không để dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi, phấn đấu tăng trưởng ngành nông nghiệp khoảng 4,6%, vượt kế hoạch hơn 2%.
Theo đó, không chỉ đáp ứng nguồn cung trong tỉnh về lương thực, thực phẩm mà sẽ có 40% sản lượng nông sản cung ứng ra các tỉnh lân cận.
Ông Tùng nhấn mạnh: "Bắc Giang rất quan tâm đến tổ chức sản xuất theo các chuỗi liên kết, đặc biệt đã hình thành các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, từ đó tổ chức kết nối với các siêu thị, điểm bán hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội về rau quả và thực phẩm. Hiện nay sản phẩm nông nghiệp Bắc Giang đã được duy trì và khôi phục rất tốt nên thực phẩm cung ứng cho Hà Nội cũng như thời gian tới sẽ còn tiếp tục tăng".
Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho rằng, trong bối cảnh dịch còn diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp các địa phương khu vực phía Bắc cần tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, bảo đảm không những đáp ứng nhu cầu nội tỉnh mà còn cho TP.Hà Nội và các địa phương trong khu vực.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đề nghị, bên cạnh mục tiêu phòng chống dịch, ngành nông nghiệp các địa phương, nhất là các tỉnh phía Bắc cần có sự linh hoạt trong chỉ đạo và triển khai trong chuỗi cung ứng.
Đồng thời phải kịp thời tháo gỡ những khó khăn ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất, lưu thông hàng hóa.
Đây là việc cần làm ngay để có thể chủ động về thị trường và tiêu thụ nông sản, không chỉ đáp ứng đủ lương thực thực phẩm tại chỗ mà còn cung ứng cho các tỉnh lân cận và chuẩn bị khối lượng nông sản phục vụ cho giai đoạn hậu dịch Covid-19 tại các địa phương phía Nam.
Hà Nội cung ứng đủ nông sản cho người dân những ngày giãn cách xã hội
Theo báo cáo của Tổ công tác đặc biệt phía Bắc của Bộ NNPTNT, tính đến hết ngày 12/8/2021, đã có 13/31 địa phương phía Bắc cử đầu mối phối hợp với Tổ công tác và cung cấp danh sách 1.334 các đầu mối cung ứng nông sản.
Chỉ tính riêng trên địa bàn TP.Hà Nội đã có 144 chuỗi cung ứng nông sản an toàn, trong đó có 59 chuỗi động vật và 85 chuỗi thực vật; có 7.866 điểm bán hàng hóa thiết yếu và 455 chợ; có 262 cơ sở chế biến được quản lý.
Hiện Hà Nội có khả năng tự cung cấp 19 - 60% nhu cầu nông sản của thành phố. Mỗi tháng, Hà Nội cần nhập từ bên ngoài 36.632 tấn gạo, 4.318 tấn thịt trâu bò, 1.094 tấn thịt lợn, 36.001 tấn rau củ, 2.000 tấn thủy sản, 7,2 triệu quả trứng gia cầm, 4.230 tấn thực phẩm chế biến và nhiều mặt hàng khác.
Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, qua gần 2 đợt giãn cách xã hội, Hà Nội luôn bảo đảm đầy đủ nguồn cung hàng hóa cho người dân, đồng thời triển khai các giải pháp sẵn sàng đáp ứng với tình hình dịch bệnh.
Dù trong tình huống nào vẫn bảo đảm hàng hóa, người dân hoàn toàn yên tâm không phải tích trữ.
Tính đến thời điểm này đã cấp 2.200 xe ô tô, cấp mã trên 9.000 xe máy vận chuyển hàng hóa, cấp mã trên 14.000 shipper vận chuyển hàng.
Ngoài ra, đã có 8.255 điểm bán bình ổn hàng hóa tăng 7 lần so với chương trình mọi năm. Sở đang tiếp tục phối hợp mở các điểm bán hàng của các quận, huyện, thị xã bán hàng lưu động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.
Thực tế thời gian qua, việc vận chuyển hàng hóa, nông sản từ các tỉnh, TP vùng Thủ đô cơ bản vẫn được ổn định. Để duy trì chuỗi cung ứng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân Thủ đô, Sở Công Thương Hà Nội sẽ thường xuyên trao đổi thông tin với các địa phương lân cận để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thuộc chuỗi cung ứng trứng trong việc lưu thông, vận chuyển, bảo đảm không để thiếu nguồn cung thực phẩm cho người dân.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.