Hà Nội: Huyện Chương Mỹ nâng tầm hàng thủ công mỹ nghệ

Tâm Lê (Cổng TTĐTHN) Thứ tư, ngày 17/07/2019 15:41 PM (GMT+7)
Mới đây, UBND huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã tổ chức hội thi tay nghề, thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2019. Hội thi có tổng số 52 bộ sản phẩm hoàn chỉnh của 32 cơ sở sản xuất, các nghệ nhân tham dự. Trong đó, mây tre đan có 36 bộ sản phẩm, mộc 10 bộ sản phẩm và thêu ren có 6 bộ sản phẩm.
Bình luận 0

Đối với sản phẩm làm trực tiếp tại hội thi, có tổng số 28 cá nhân đăng ký tham gia với 28 sản phẩm mây tre đan, mộc và thêu ren. Ngoài ra, có 60 sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các cơ sở sản xuất, các nghệ nhân tham gia trưng bày tại hội thi.

img

 Hội thi thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ thu hút nhiều người tham gia.  Ảnh: Tâm Lê

Trong những năm qua, UBND huyện Chương Mỹ đã dành nhiều quan tâm cho việc phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho lao động ở các xã, các làng nghề. Trong đó, theo định kỳ 5 năm 1 lần, UBND huyện tổ chức hội thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện.

Năm 2014, huyện Chương Mỹ tổ chức thành công hội thi lần thứ nhất. Đến nay, một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của huyện đã xây dựng được thương hiệu như: Sản phẩm mây tre Phú Vinh, mây tre đan Chương Mỹ; một số làng nghề được nhiều người biết đến như: Mộc Phù Yên (xã Trường Yên), mộc Phúc Cầu (xã Thụy Hương), thêu ren Yên Cốc (xã Hồng Phong), nón lá Văn La (xã Văn Võ); điêu khắc đá Phụng Châu...

Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Ngọc Lâm cho biết, toàn huyện có 216 làng thôn, khu phố thì có 95 làng có nghề, có 36 làng được UBND thành phố công nhận là làng nghề truyền thống. Đặc biệt, huyện có 27 làng nghề sản xuất đồ xuất khẩu các sản phẩm là mây tre đan; 4 làng nghề sản xuất đồ mộc, đồ gỗ mỹ nghệ; 1 làng nghề sản xuất nón lá; 1 làng nghề điêu khắc đá và 1 làng nghề sản xuất đồ thực phẩm...

Các làng nghề truyền thống đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động những lúc nông nhàn. Việc phát triển các làng thủ công mỹ nghệ đã góp phần vào việc duy trì và phát triển số làng nghề; gia tăng giá trị cho nguồn nguyên liệu sẵn có, góp phần nâng cao giá trị thu nhập cho người lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem