Mục tiêu của việc làm này là cụ thể hóa Nghị định 71 của Chính phủ, siết chặt công tác quản lý và thực thi pháp luật đối với các chủ phương tiện không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc không làm đăng ký mới.
|
Những phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền - (Ảnh minh họa) |
Theo đó, những phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền. Ô tô chịu mức phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng/xe.
Thực tế, trong quá trình thanh kiểm tra các chủ phương tiện trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng quản lý giao thông trên địa bàn Hà Nội đã phát hiện nhiều chủ phương tiện mua bán xe ô tô, mô tô, xe máy chưa làm thủ tục sang tên chuyển chủ sở hữu.
Thực trạng này tồn tại từ lâu, làm thất thu thuế của Nhà nước và gây khó khăn cho công tác quản lý, gây trở ngại lớn trong việc điều tra giải quyết các vụ án hình sự, tai nạn giao thông cũng như xử phạt hành chính về trật tự an toàn giao thông.
Hiện có hàng nghìn chiếc xe máy nằm ở những điểm giữ xe vi phạm giao thông, là vật chứng của một vụ TNGT hoặc tang vật các vụ án nhưng khi cơ quan chức năng đi xác minh số khung, số máy thì đành chịu vì xe đã qua tay không biết bao nhiêu chủ sở hữu. Các đối tượng đã bỏ lại phương tiện tại hiện trường, không quay lại lấy.
Trước thông tin này, đã có nhiều luồng ý kiến trái chiều được đưa ra. Người dân có xe nằm trong diện chịu phạt tỏ ra lo lắng, hoang mang vì chính họ cũng không rõ những người chủ trước đây của chiếc xe là ai, hoặc trường hợp chủ cũ đã chết...
Một số chuyên gia giao thông cho rằng, thời hạn đưa ra là từ ngày 10.11, trong khi đa số người dân vẫn chưa biết gì về Nghị định này. Vì thế, không nên thực hiện một cách máy móc mà phải có sự tuyên truyền rộng rãi trước đã, để người dân không rơi vào tình thế bị "đánh úp".
Theo Infonet
Vui lòng nhập nội dung bình luận.