Trong chuyến công tác, thị sát mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đánh giá, Hải Phòng là một trong những địa phương có kết cấu hạ tầng đồng bộ nhất cả nước hiện nay. Cùng với sự đầu tư của địa phương và Nhà nước, Hải Phòng có đủ điều kiện vươn lên là thành phố lớn thứ 3 cả nước trong thời gian tới.
Hạ tầng là đòn bẩy
Thị trường bất động sản Hải Phòng xưa nay vẫn được đánh giá là khá trầm lắng so với các thị trường lớn như Hà Nội, TP.HCM hay thậm chí là Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Quảng Ninh dù tiềm năng phát triển rất lớn.
Tuy nhiên, trong vòng 2 năm trở lại đây, thị trường bất động sản “Thành phố hoa phượng đỏ” này bắt đầu có diễn biến sôi động lại ở tất cả các phân khúc. Nhiều dự án của các tập đoàn kinh tế đổ bộ đã làm thị trường này “thức giấc” và dự kiến thời gian tới còn sôi động hơn nữa.
Kết quả trên được nhiều chuyên gia nhận định bắt nguồn từ sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Thành phố những năm gần đây, đặc biệt là việc đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng kết nối đến các dự án phát triển đô thị đã hỗ trợ tích cực và tạo động lực cho sự phát triển của thị trường bất động sản Hải Phòng.
Điểm cuối của cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đấu nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, thuộc quận Hải An, TP Hải Phòng. (ảnh Xuân Quảng)
Nhiều công trình hạ tầng quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại của thành phố đã hoàn thành xây dựng như cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, cầu vượt tại nút giao thông Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đình Vũ, cầu Đăng, cầu Hàn, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải phòng, Cảng quốc tế Lạch Huyện, xây dựng mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, …
Mới đây nhất, ngày 1/9, tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với tổng mức đầu tư là 13.693 tỉ đồng đã chính thức được khánh thành, giúp cho việc kết nối cao tốc liên hoàn giữa Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn được rút ngắn, tạo động lực phát trển kinh tế không chỉ cho hai tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng mà cho toàn bộ khu vực phía Bắc.
Nhiều dự án lớn triển khai
Song song với việc phát triển kinh tế - xã hội, thị trường bất động sản cũng ghi nhận sự xuất hiện của các tập đoàn kinh tế mạnh, có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính đầu tư vào Hải Phòng đã tạo sự chuyển động mạnh mẽ đối với thị trường tại Thành phố. Nhiều dự án lớn của các “đại gia” bất động sản đã ra đời, trước hết là những dự án bất động sản khu đô thị, nghỉ dưỡng cao cấp…
Điển hình như Tập đoàn Vingroup với các dự án lớn như Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô Vinfast; Khu đô thị Vinhomes Imperia hiện đại, đẹp nhất thành phố hiện nay cùng tòa tháp 45 tầng cao nhất vùng Duyên hải Bắc bộ; Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên; Trung tâm Thương mại Vincom; Khu đô thị cầu Rào 2; Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec…
Quy hoạch tổng quan Khu đô thị Vinhomes Imperia.
Tập đoàn BRG đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao Hillton tại số 14 phố Trần Quang Khải; Tập đoàn Nhật Hạ xây dựng khách sạn 5 sao tại số 12 phố Trần Phú; Tập đoàn Flamigo xây dựng khách sạn 5 sao tại Cát Bà; Tập đoàn Chu-o xây dựng Khu đô thị ven sông Lạch Tray…
Trong giai đoạn 2003- 2017, thành phố thu hút được 582 dự án FDI mới và 376 lượt dự án FDI điều chỉnh tăng vốn, tổng số vốn thu hút gần 14,2 tỷ USD, gấp 15 lần giai đoạn trước (1989-2002). Nguồn vốn đầu tư trong nước cũng bật tăng mạnh, vươn lên chiếm tỷ trọng 51,77% với quy mô 230.846 tỷ đồng, tăng bình quân 18%/năm |
Qua ghi nhận, giá trị đất tại nhiều khu vực như: khu du lịch Vũ Yên, khu đô thị Quang Minh, Gò Gai, khu vực xã Tân Dương (huyện Thủy Nguyên), khu du lịch Vũ Yên, khu đô thị Quang Minh, Gò Gai, khu vực xã Tân Dương (huyện Thủy Nguyên)… đang có giá trị tăng mạnh.
Hay đất tại quận Hải An, khu đô thi Bắc Sông Cấm, quận Hồng Bàng, giá đất nền có dấu hiệu tăng từ 20-30%...
Đặc biệt, giá đất tại các khu vực được đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ là bình thường, chẳng hạn như: khu vực cầu Rào 2, Hồ Sen, khu đô thị Bắc Sông Cấm... tăng cao.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.