Nó có tác động rất khác nhau tới các đối tác khác nhau liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp tới tiến trình này.
Trước hết, việc Fatah và Hamas hoà giải với nhau như thế là thành công ngoại giao mới của Qatar. Đất nước nhỏ bé này ở vùng Vịnh tiếp tục tận dụng làn sóng chính biến ở khu vực để vươn tới vai trò chính trị an ninh to lớn và đáng kể hơn, trở thành một trong những trung tâm ngoại giao ở khu vực.
Sự hoà giải như thế giữa Fatah và Hamas đẩy cả Mỹ lẫn Israel vào tình thế ngày càng thêm khó xử và bị động. Mỹ vẫn coi Hamas là tổ chức khủng bố và Israel vẫn cự tuyệt mọi hình thức và cấp độ đàm phán hoà bình với Palestin có sự tham gia của Hamas.
Chính vì thế mà Israel coi việc Tổng thống Palestin M. Abbas thúc đẩy hoà giải với Hamas và đạt được thoả thuận nói trên chẳng khác gì khước từ hoà bình với Israel. Mỹ và Israel coi động thái mới này là trở ngại mới chứ không phải là cơ hội mới cho hoà bình và hoà giải giữa Palestin và Israel.
Đối với Fatah và Hamas thì tác động của kết quả hoà giải này lại khác. Nếu không nhanh chóng thống nhất nội bộ và cùng định hướng hành động thì cả hai sẽ chỉ ngày càng thêm yếu thế trong đàm phán hoà bình với Israel và gia tăng áp lực với các đối tác bên ngoài để thúc ép Israel đi vào đàm phán hoà bình thực sự với Palestin.
Dưới tác động của làn sóng chính biến ở Bắc Phi và Trung Đông, sự hoà giải này lại càng thêm cấp thiết. Hoà giải thực sự và lâu bền đưa lại cho cả hai thế và lực mới trong bối cảnh mới ở khu vực.
Huệ Như
Vui lòng nhập nội dung bình luận.