Hạn hán
-
Ngày 9/4, tại huyện U Minh (Cà Mau), Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp và ông Rémi Nono Womdim - Trưởng đại diện của FAO tại Việt Nam đã đến thăm và cấp phát tiền mặt cho người dân chịu ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn. Theo đó, mỗi nhân khẩu sẽ nhận được hỗ trợ 1 triệu đồng.
-
Ngày 8/4, trao đổi với Dân Việt, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh Bình Thuận cho biết, Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận đã phát đi thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp IV và cấp V trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
-
Ngày 8/4, ông Lâm Minh Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang chủ trì cuộc họp nghe các sở, ngành có liên quan báo cáo tình hình sạt lở do hạn hán gây ra, đặc biệt sụt lún, sạt lở do hạn mặn xảy ra nghiêm trọng tại huyện U Minh Thượng.
-
Để phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh chủ động có hình thức linh hoạt tích trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đặc biệt, không để người dân thiếu nước sinh hoạt.
-
Những diễn biến ngày càng phức tạp của thời tiết, khí hậu, thiên tai tại Việt Nam đặt ra yêu cầu các thông tin dự báo cần liên tục được cải tiến, nâng cao đánh giá tác động, chi tiết hóa đến từng địa phương cấp xã, từng mô hình sản xuất của nông dân.
-
Được dự báo sẽ có nhiều đợt cao điểm nắng nóng, thậm chí hạn hán kéo dài trong năm 2024. Các chuyên gia đã khuyến cáo nông dân cần chủ động nhiều biện pháp ngay từ bây giờ, để kịp thời ứng phó với thiên tai và bảo vệ cây trồng, vật nuôi hiệu quả.
-
Hơn 2.100ha cây trồng nằm trên địa bàn một số huyện tại Lâm Đồng đã bị ảnh hưởng trước tình trạng nắng hạn liên tục, kéo dài khoảng 4 tháng qua mà không có mưa, lớn nhất là huyện Lâm Hà với hơn 1.500ha.
-
Gần nửa năm qua, nhiều địa phương tại tỉnh Lâm Đồng đã không có mưa, hạn hán kéo dài khiến cho nhiều diện tích cà phê của người dân bị ảnh hưởng, nguy cơ mất mùa, giảm năng suất nặng. Người dân phải thuê giá 260.000 đồng/tiếng bơm nước mà chả đủ tưới cà phê...
-
Ông Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái vùng ĐBSCL cho biết, năm nay, hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL đến muộn và không gay gắt như mùa khô nhiều năm trước, kể cả năm 2015-2016 và năm 2019-2020 (2 mùa khô gay gắt và thiệt hại nặng nề nhất từ trước đến nay).
-
Từ nay đến hết mùa hạn mặn năm 2024: Còn 4 đợt xâm nhập mặn ở ĐBSCL, có nơi nước mặn vào sâu 80-95km
Theo ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến hết mùa hạn mặn năm 2024, ĐBSCL chịu ảnh hưởng của 4 đợt xâm nhập mặn tăng cao (thời kỳ 23-28/3, 8-14/4, 23-28/4, 6-12/5), trong đó đợt xâm nhập cao nhất vào thời kỳ 8-14/4, tại sông Vàm Cỏ nước mặn sẽ vào sâu 80-95km.