Hàng nội vắng bóng!
Nhân viên bán hàng của một trung tâm bán lẻ đồ điện tử, điện máy lớn trên phố Tây Sơn (Hà Nội) cho biết, mấy năm trước, các mặt hàng điện tử của Việt Nam sản xuất bán tại trung tâm chiếm đến 20%, nhưng bây giờ thì gần như không còn hiện hữu. Trong tiềm thức của người tiêu dùng, những thương hiệu như Hanel, Tiến Đạt, Nam Môn... có chất lượng tốt. Tuy nhiên, do mẫu mã không cạnh tranh được so với sản phẩm liên doanh, nên dần yếu thế, phải nhường sân cho những thương hiệu nổi tiếng khác đến từ nước ngoài.
|
Hàng điện tử nội địa đang bị hàng nhập khẩu và liên doanh “lấn át”. |
Anh Hoài Nam (Cầu Giấy, Hà Nội) đang lựa chọn sản phẩm điện tử tại siêu thị Media Mart cho biết, anh thường lựa chọn các thương hiệu có tiếng tầm thế giới, ít biết đến sản phẩm của Việt Nam...
“Tôi có biết sản phẩm tivi của Công ty Hanel, nhưng không quá quan tâm, bởi thị trường điện tử bây giờ rất nhiều hàng nhập, hàng liên doanh, với mẫu mã và giá cả rất hợp lý. Sản phẩm điện tử của Việt Nam mẫu mã không đẹp, mà chất lượng kém hơn hẳn”.
Đó không chỉ là băn khoăn của anh Nam, mà còn là nỗi băn khoăn chung của rất nhiều người tiêu dùng đang muốn ưu tiên sử dụng hàng nội.
Tìm thấy cơ hội trong khó khăn
Theo ghi nhận của phóng viên, Công ty TNHH Thắng Lợi - đơn vị sản xuất tivi thương hiệu Việt lớn thứ 2 tại miền Bắc, sau Công ty Hanel, đã mạnh dạn đầu tư sản xuất mặt hàng này. Tuy nhiên, tất cả linh kiện của 1 chiếc tivi, doanh nghiệp đều phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài, chỉ có những miếng xốp chống va đập và bao bì là sản xuất trong nước. Cách đây 4 năm, Thắng Lợi đã cho ra đời những chiếc máy vi tính, nhưng giờ đây cũng đành dẹp bỏ dây chuyền vì sản phẩm không trụ được trên thị trường.
Ông Phạm Thành Trí - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi Việt Nam cho biết: “Tivi LCD của chúng tôi không cạnh tranh được với các sản phẩm nhập và liên doanh bởi họ có khuyến mãi rất lớn. Nếu đầu tư công nghệ đắt tiền mà mỗi năm chỉ bán vài chục nghìn cái thì lỗ nặng”.
Cả nước hiện chỉ có 4 doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử mang thương hiệu Việt Nam, nên để chiếm lĩnh thị trường nội địa là rất khó khăn.
Cả nước hiện chỉ có 4 doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử thương hiệu Việt Nam, nên để chiếm lĩnh thị trường nội địa quả là rất khó khăn. Trong khi đó, công nghệ, vốn, khả năng tiếp cận thị trường... là những điểm yếu và hạn chế của doanh nghiệp nội.
Đến nay, một vài doanh nghiệp Việt Nam vẫn đầu tư sản xuất những sản phẩm mà giá cả và tính năng phù hợp người tiêu dùng nội địa.Thất bại với sản phẩm tivi, Tổng Công ty Điện tử Hanel đã cho ra đời những chiếc máy tính với những tính năng không thua kém sản phẩm ngoại nhập.
Đại diện Viettel cho biết: Các đơn vị sản xuất lớn sản xuất đại trà, không tính đến nhu cầu của khách hàng Việt Nam. Đó sẽ là cơ hội để chúng tôi phục vụ người tiêu dùng trong nước, hướng tới đối tượng sinh viên, người dân nông thôn...
Thanh Hằng
Vui lòng nhập nội dung bình luận.