Các ngân hàng và các công ty tài chính hiện có hoạt động tại Anh đã chuyển ít nhất 1 ngàn tỷ USD tài sản ra khỏi nước này. Hầu hết các công ty chuyển sang Liên minh châu Âu (EU) do các lo ngại về Brexit, EY cho biết trong báo cáo công bố ngày thứ Hai (07/01).
Brexit đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Anh (Nguồn: Daily Express)
Nhiều ngân hàng đã quyết định chuyển văn phòng tới hoạt động tại các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu EU để bảo vệ hoạt động của họ sau khi Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit. Trong khi đó, hàng loạt công ty đã quyết định chuyển tài sản đi để bảo vệ các khách hàng trước tình trạng biến động dữ dội trên thị trường và những thay đổi bất chợt về quy định.
EY cho biết, con số 1.000 tỷ USD chiếm gần 10% tổng tài sản của lĩnh vực ngân hàng và đây là một “ước tính thận trọng” vì kế hoạch dự phòng của các ngân hàng vẫn chưa được tiết lộ.
Dự kiến chỉ còn 81 ngày nữa Anh sẽ chính thức rời khỏi Liên minh Châu Âu EU, nhưng những thỏa thuận Thủ tướng Theresa May thống nhất với EU sẽ cần phải có được sự chấp thuận của Quốc hội Anh.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cho biết hậu quả từ kịch bản “không có thỏa thuận” sẽ có thể xuất hiện các diễn biến tồi tệ hơn khủng hoảng tài chính năm 2008.
Về phần các tổ chức tài chính, một Brexit “không có thỏa thuận” sẽ là một ác mộng đối với họ. Các thỏa thuận giữa Anh và các nhà điều hành EU sẽ không còn tồn tại. Do đó, các ngân hàng sẽ đối mặt với những tình huống không rõ ràng về pháp lý và họ có thể sẽ không thể tiếp tục hoạt động ở các nước thuộc EU.
Deutsche Bank, Goldman Sachs và Citi đã chuyển một phần hoạt động ra khỏi Anh. Dublin, Luxembourg, Frankfurt và Paris là những “bến đỗ” phổ biến nhất.
EY cho biết các công ty tài chính có khả năng chuyển thêm tài sản sang EU và tạo ra thêm việc làm ở các thành phố thuộc EU trong vài tuần tới. “Nếu càng gần ngày 29/03 mà vẫn chưa có một thỏa thuận nào, thì các công ty sẽ chuyển thêm tài sản ra nước ngoài và tuyển dụng nhân viên ở đất nước đó”, Ali nói thêm.
Dù Brexit chưa xảy ra, nhưng nền kinh tế Anh đã phải chịu đựng rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ sự kiện này. Lạm phát tăng vọt và niềm tin người tiêu dùng sụt giảm nhanh chóng, qua đó gây tổn thương tới lĩnh vực bán lẻ của quốc gia này. Môi trường kinh doanh đã giảm mạnh, khi các công ty trì hoãn các kế hoạch vì bất ổn về Brexit. Các công ty sản xuất lớn, bao gồm Airbus, đã lên tiếng cảnh báo họ có thể phải rời Anh nếu không có thỏa thuận nào sau Brexit.
Bằng chứng mới nhất về hậu quả của Brexit đối với nền kinh tế Anh được đưa ra trong ngày thứ Hai (07/01), Hiệp hội sản xuất xe hơi ở Anh là SMMT cho biết số lượng đăng ký xe hơi mới ở Anh đã giảm 6.8% trong năm 2018, nối tiếp đà giảm của năm 2017.
Phần lớn giá trị kinh tế mà cô bé mang lại xuất phát từ ảnh hưởng đáng kể trong thế giới thời trang.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.