Clip hàng vạn người dân và du khách
khắp nơi kéo nhau về chùa Linh Phong tại núi Bà:
Chùm ảnh phóng viên Dân Việt ghi
nhận ở chùa Linh Phong tại núi Bà:
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2017/images/2017-02-20/148757244696747-1.jpg)
Sáng
nay (20.2), theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, ngay từ sáng sớm
hàng vạn người dân và du khách đã nườm nượp đổ về chùa ông Núi
(Bình Định) trẩy hội, cầu mọi điều bình an và may mắn trong
năm.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2017/images/2017-02-20/148757244647658-2.jpg)
Tại
các đầu đường dẫn vào chùa, lực lượng CSGT, công an, dân quân tự vệ
và thanh niên tình nguyện được bố trí đứng để hướng dẫn người dân
lên chùa đi lễ được an toàn.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2017/images/2017-02-20/148757244682281-3.jpg)
Ông
Nguyễn Văn Long (huyện Tuy Phước), nhà cách chùa gần 20 km nên phải
dậy đi từ 6 giờ sáng vì sợ người đông không chen lên nổi. Tuy
nhiên, phải mất hơn 1 giờ đồng hồ để chen lấn trong đám đông leo
núi, ông mới đặt chân đến chùa.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2017/images/2017-02-20/148757244669487-4.jpg)
Ông
Long cho biết: “Tưởng đi sớm còn ít người ai ngờ người dân đi lễ
đông nghịt, nhích từng bước mới lên được đây. Năm nào, đến dịp lễ
tôi cũng về dâng hương cầu phúc cho gia đình, người thân của
mình”.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2017/images/2017-02-20/148757244671297-5.jpg)
Về
trưa thời tiết nắng gắt nhưng người đến chùa ngày một đông hơn.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2017/images/2017-02-20/148757244641855-6.jpg)
Tại 2
con đường dẫn lên núi luôn trong tình trạng người đông như nêm, du
khách phải nhích từng bước.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2017/images/2017-02-20/148757244687601-7.jpg)
Trẻ
em… được cõng leo lên lưng
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2017/images/2017-02-20/148757244672558-8.jpg)
Nhiều
người không chịu nổi cảnh chen lấn, đi đến giữa đường phải tạm dừng
chân mới có sức leo núi.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2017/images/2017-02-20/148757244644493-9.jpg)
“Thực
sự quá mệt, người đông quá nên phải cố gắng lắm mới leo lên được
núi. Khổ nhất là người già với trẻ em, đông người như thế này không
nắm tay nhau thì dễ lạc như chơi”- chị Nguyễn Thị Ánh (30 tuổi)
chia sẻ.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2017/images/2017-02-20/14875724464599-10.jpg)
Theo
người dân địa phương, chùa ông Núi rất hiển linh nên ngày nào cũng
có người đến dâng hương, cầu xin sức khỏe, tài lộc, học hành...
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2017/images/2017-02-20/148757244697788-11.jpg)
Hằng
năm, vào ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch, chùa ông Núi có lễ hội
lớn, hàng ngàn du khách đến chùa để dâng hương, cúng lễ, cầu tài
lộc và cùng nhau trẩy hội.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2017/images/2017-02-20/148757244659168-12.jpg)
Dòng
người ngày càng đông đúc, “nghẹt thở” giữa chùa.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2017/images/2017-02-20/148757244610954-13.jpg)
Hàng
vạn người chen lấn nhau để nhanh chân đặt chân đến lễ hội.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2017/images/2017-02-20/148757244677666-14.jpg)
Luồn
lách giữa dòng người để mưu sinh.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2017/images/2017-02-20/148757244684720-15.jpg)
Nhiều
du khách tỏ ra khách mệt mỏi vì lượng người rất đông.
![img](https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2017/images/2017-02-20/148757244692165-16.jpg)
Nhìn
từ trên cao dòng người vẫn còn nối dài chờ leo núi.
Chùa ông Núi tọa lạc ngay lưng chừng đỉnh Chóp Vung - đỉnh cao
nhất của dãy núi Bà, là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và nổi
tiếng ở Bình Định. Lễ hội chùa ông Núi được tổ chức vào ngày 24 và
25 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây chính là ngày giỗ của Hòa
thượng Thích Viên Minh - trụ trì của chùa lúc sơ khai và cũng
là một trong những người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của
Phật giáo tại Bình Định. Tương truyền, năm Nhâm Ngọ (1702), có một
người tên gọi là Lê Ban (tức thiền sư Tịnh Giác - Thiện Trì) đến
núi này tu hành. Sư dựng một mái chùa bằng cỏ tranh, sống thanh bần
trên núi, dùng vỏ cây làm quần áo. Dân trong vùng gọi sư là Mộc Y
Sơn Ông (tức “ông núi mặc áo vỏ cây”). Do vậy, ngôi chùa này có tên
chùa Ông Núi. Sư mất năm Thái Đức thứ 8, đời vua Nguyễn Nhạc.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.