Theo phát ngôn viên của Tổng thống Hàn Quốc cho biết, bà Park
Geun-hye đã rất vui mừng khi Manila lựa chọn FA-50 làm ứng cử viên số một cho
chương trình mua máy bay phản lực của Philippines. Và Tổng thống Benigno Aquino
III cũng khẳng định, ông sẽ cố gắng để hoàn thiện các thủ tục có liên quan để
hoàn thiện hợp đồng.
Chiến đấu cơ FA-50 mà Philippines đang nhắm tới
Trước đó, Seoul và Manila đã từng
tiến hành đàm phán xuất khẩu của
FA-50, một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, biến thể của T-50 Golden
Eagle, loại máy bay huấn luyện siêu âm phát triển chung giữa hãng Lockheed
Martin và hãng công nghiệp hàng không Hàn Quốc (KAI).
FA-50 được trang bị tên lửa không đối không, không đối đất, súng máy, bom dẫn đường chính xác
và hệ thống vũ khí tấn công trực tiếp cũng như hệ thống vũ khí cảm biến. Ngoài
ra, FA-50 còn được trang bị hệ thống radar EL/M-2032 Pulse Doppler với phạm vi
giám sát 100 km và hệ thống động cơ phù hợp với nhiệm vụ hỗ trợ trên không.
FA-50 được tích hợp nhiều loại vũ khí lợi hại
Trong khu vực, Indonesia là khách hàng đầu tiên của máy bay
FA- 50 với đơn đặt hàng mua
16 chiếc T-50i của Hàn Quốc vào năm 2011. Đến tháng 9.2013, KAI đã giao 4 chiếc
cho không lực Indonesia.
Với biên bản hợp tác như trên, Philippines dự kiến chi 450 triệu USD để mua 12 chiếc FA-50 nhằm tăng cường bảo vệ
lãnh thổ trong bối cảnh xung đột khu vực. Đây là điều mà Manila cảm thấy cần thiết vì các máy bay
chiến đấu của nước này đang thiếu hụt do các chiến đấu cơ F-5 đồng loạt nghỉ
hưu vào năm 2005.
Ngoài FA-50, Philippines cũng muốn mua các vũ
khí khác từ Hàn Quốc như tàu hải quân, xe bọc thép. Các động thái này của Philippines
cũng nhằm tăng cường sức mạnh hải quân của nước này khi phải bảo vệ đường bờ
biển dài nhưng chỉ có 120 tàu chiến.
Minh Nhân (theo defensenews) (Minh Nhân (theo defensenews))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.