Hình phạt nào dành cho tội mua bán người?

CSPL Thứ bảy, ngày 10/09/2016 06:00 AM (GMT+7)
"Ở địa phương tôi vừa xảy ra vụ buôn bán người qua biên giới, người phạm tội là họ hàng với gia đình tôi, hiện đang bỏ trốn. Vậy nếu phạm tội buôn bán người sẽ chịu hình phạt như thế nào?", Giàng A Tân (xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu).
Bình luận 0

Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) trả lời:

Theo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội mua bán người như sau:

 Điều 119: Tội mua bán người. Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 - 20 năm: Vì mục đích mại dâm; có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; để đưa ra nước ngoài; đối với nhiều người; phạm tội nhiều lần. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 - 50  triệu đồng...

- Khách quan của tội phạm: thể hiện ở hành vi mua, bán, trao đổi con người để lấy tiền, hàng hóa hoặc các lợi ích khác. Đối tượng của việc mua bán là con người đủ 16 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính (nam, nữ). Những người thực hiện ở các vai trò chủ mưu, tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức cho người thực hiện hành vi mua bán người đều là đồng phạm của tội mua bán người.

img

Cán bộ Công an tỉnh Điện Biên tuyên truyền phong trào chống mua bán người cho
đồng bào DTTS.  Ảnh: I.T

Hậu quả của hành vi mua bán người là con người đó đã bị đem ra mua bán. Nếu người phạm tội đã thực hiện một số hành vi như tìm kiếm người, liên hệ nơi bán, mua, thỏa thuận giá cả, nơi giao nhận… nhưng vì nguyên nhân nào đó ngoài ý muốn mà họ không thực hiện được việc mua bán người thì đó là trường hợp phạm tội chưa đạt và vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người.

Hành vi mua bán người “có tính chất chuyên nghiệp” là trường hợp người phạm tội mua bán người từ 5 lần trở lên và người phạm tội lấy các lần mua bán người làm nghề sinh sống, lấy kết quả của việc mua bán người làm nguồn sống chính.

Đối với trường hợp phạm tội từ 5 lần trở lên mà trong đó có lần phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích thì tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội có thể bị áp dụng các tình tiết định khung hoặc tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần”, “đối với nhiều người”, “tái phạm” (hoặc “tái phạm nguy hiểm”) và “có tính chất chuyên nghiệp".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem