Theo đó, địa bàn TP.HCM có 6 khu vực di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn gồm: Đặc khu chợ Bến Thành (quận 1); Hồ Con Rùa và khu biệt thự (quận 3); Khu vực đường Nguyễn Trãi - Phù Đổng Thiên Vương - Lương Nhữ Học - Hải Thượng Lãn Ông (quận 5); Khu vực chợ Bình Tây (quận 6); Khu vực Làng đại học (phường Bình Thọ, TP.Thủ Đức).
Ở các khu vực này, UBND các quận và TP.Thủ Đức phải xác định ranh giới và vị trí, các công trình mới xây dựng trong 6 khu vực này phải bảo đảm hài hòa với các công trình, không gian di tích, danh lam thắng cảnh… khuyến khích làm tăng khả năng tiếp cận của người dân.
Cũng theo quy chế quản lý kiến trúc mới công bố, khu trung tâm TP.HCM có 4 tuyến đường đi bộ gồm: Đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Bùi Viện và Nguyễn Văn Bình.
Các trục đường, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Văn Trỗi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa thuộc trục thương mại, du lịch.
Quy chế còn định hình các không gian ngầm ở trung tâm TP.HCM gồm không gian ngầm dưới các tuyến đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tôn Đức Thắng, Công viên Bến Bạch Đằng và Công viên Mê Linh.
Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc, quy chế quản lý kiến trúc này là cơ sở để cơ quan chức năng quản lý cảnh quan đô thị, kiến trúc các công trình xây dựng theo quy hoạch, kiểm soát việc xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang đô thị, bảo vệ cảnh quan, bản sắc văn hóa dân tộc.
Đồng thời, quy chế là cơ sở để xác định chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc cho nhà ở riêng lẻ và các công trình khác.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.