Hồ tây
-
Thụy Khuê là làng bên Hồ Tây có truyền thống văn học. Làng có văn chỉ ở cạnh đình Đoài. Về học hành, có ông Nguyễn Đoan (1473 - ?) đỗ tiến sĩ đời vua Lê Hiến Tông (1502). Đến đời Nguyễn, ít người đỗ đạt hơn, chỉ có gia đình cụ Tú nho sinh ra Phan Kế Bính là học hành cao hơn cả. Bài ký Đêm trăng chơi Hồ Tây của ông có thể coi là một áng văn tuyệt bút viết về thắng cảnh lừng danh này của Thăng Long - Hà Nội.
-
Đàn cá Koi Nhật Bản đắt tiền được chuyển sang “nhà mới” hồ Tây sau khi khu vực thí điểm công nghệ Nano trên sông Tô Lịch hết hạn thử nghiệm.
-
Có vài câu không phải thành ngữ, cũng chẳng phải ca dao mà chỉ ghép lại vì cùng vần nhưng cũng đúng với thực tế khu vực Tây Hồ, “Đào Nhật Tân, phân Cổ Nhuế” hay “Ổi Quảng Bá, cá Tây Hồ”. Cá Tây Hồ quả là nhiều.
-
Nguyên Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội Lê Minh Châu nhận định, du lịch sông Tô Lịch sẽ phục vụ cho du lịch tâm linh nối liền các chùa ở hồ Tây đến đền Voi Phục, chùa Láng… Dọc 2 bờ sông Tô Lịch sẽ xây dựng nhiều nhà chờ theo kiến trúc đẹp như các lầu vọng nguyệt ở các triều đại nhà Lê, nhà Trần, nhà Nguyễn...
-
Hồ Tây gắn liền với những văn sĩ tài hoa bậc nhất của thi đàn Việt Nam, từ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, cho đến sau này là Thạch Lam, tác giả của “Hà Nội ba sáu phố phường”. Nhà văn yểu mệnh này có căn nhà soi bóng xuống Hồ Tây, đã đi vào thơ bạn bè mà không hề tô vẽ: Tây Hồ có danh sĩ/ Nhà thì ở nhà tranh/ Cửa trúc cài phên gió/ Trước thềm bóng liễu xanh…”
-
Tiếp tục cuộc du ngoạn quanh Hồ Tây, đến kỳ này chúng ta hãy dừng lại ở Yên Phụ. Làng Yên Phụ xưa có một xóm ở trên bán đảo nhô ra hồ, có một con đường đất ra chùa Trấn Quốc. Dân Yên Phụ vẫn coi Trấn Quốc là chùa của làng và không gọi là Trấn Quốc mà gọi Bờ Lũy vì chùa che gió, chắn sóng cho đất làng không bị xói lở. Yên Phụ lại có đê Yên Phụ, khúc đê trọng yếu của sông Hồng…
-
Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản đã tháo dỡ hệ thống Nano - Bioreactor trên sông Tô Lịch và chuyển đàn cá Koi, cá chép Việt Nam đã thả tại khu thí điểm trước đó, về khu vực thí điểm tại hồ Tây.
-
“Ngày xưa có một ngôi làng/ Ngôi làng nên thơ tên là Nghi Tàm/ Ngày nay có một con đường/ Con đường thênh thang tên là Nghi Tàm”. Bài hát da diết, buồn buồn của nhạc sĩ Thanh Tùng nhắc ta nhớ về một vùng đất vô cùng nên thơ bên Hồ Tây với nghề tằm tơ, với những bến tắm, cung điện, lâu đài làm nơi du ngoạn nghỉ ngơi của vua chúa các triều đại…
-
Thời mới mở cửa, người ta nhắc nhiều đến… thịt chó Nhật Tân. Cũng may mà cơn sốt ấy qua nhanh, để Nhật Tân giờ đây vẫn giữ được vẻ đẹp lãng mạn và hiện đại với “đào Nhật Tân” hay “cầu Nhật Tân”. Trong lịch sử hàng ngàn năm của Hồ Tây, vùng Nhật Tân có một vị trí đặc biệt.
-
Bên cạnh vườn hoa Lý Tự Trọng là Hãng phim truyện Việt Nam. Khu vực này trước 1954 là Sở Thủy phi cơ, và trước nữa là một cái am gắn liền với người cung nữ bạc phận là Cô Son.