Ông Chu Tuấn Thanh trả lời:
Theo Quyết định 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo, theo đó, đối tượng được hỗ trợ là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật tham gia các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng. Trong đó, ưu tiên người khuyết tật, người được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với các mạng, người DTTS, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc, ngư dân… Mức hỗ trợ cụ thể như sau:
Lao động nữ bị mất việc làm được hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học nghề. Ảnh: I.T
Người khuyết tật được hỗ trợ tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học. Người thuộc hộ DTTS nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn được hỗ trợ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Người DTTS, người được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân được hỗ trợ tối đa 3 triệu đồng/khóa. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các đối tượng nêu trên cũng được hỗ trợ 2 triệu đồng/người/khóa học.
Riêng ngư dân học các nghề: Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo.
Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học; tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa nếu nơi đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên. Với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản khó khăn hoặc ĐBKK, được 300.000 đồng nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5km trở lên.
Người học làm đơn đăng ký học nghề gửi tới cơ sở đào tạo đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp do mình lựa chọn. Cơ sở đào tạo căn cứ theo Quyết định 46 tổ chức đào tạo và thanh toán tiền ăn, tiền đi lại cho người học ngay trong thời gian đào tạo.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.