Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long top 6 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam

P.V Thứ sáu, ngày 07/12/2018 16:52 PM (GMT+7)
Cùng với việc trở lại danh sách tỷ phú USD của Forbes, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát do tỷ phú Trần Đình Long làm Chủ tịch HĐQT cũng có năm thứ 11 liên tiếp góp mặt trong nhóm 50 doanh nghiệp lớn nhất. Đồng thời, đứng thứ 6 trong số 10 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bình luận 0

img

Tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát

Theo kết quả nghiên cứu độc lập do Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet thực hiện và vừa công bố ngày 5.12.2018, Hòa Phát có năm thứ 11 liên tiếp góp mặt trong nhóm 50 doanh nghiệp lớn nhất, Top 10 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Các doanh nghiệp trong VNR500 được tính toán và nghiên cứu dựa trên các chỉ tiêu như quy mô, doanh thu, lợi nhuận, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước và có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong giai đoạn 2013-2017. Quy mô của Tập đoàn Hòa Phát trong giai đoạn này tăng mạnh nhất trong lịch sử 26 năm phát triển nhờ sự hoạt động hiệu quả của Khu liên hợp gang thép tại Hải Dương.

Năm 2013, Hòa Phát có doanh thu 19.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.010 tỷ đồng, thì những chỉ tiêu này của năm 2017 đã tăng rất mạnh, lần lượt đạt 46.885 tỷ và 8.015 tỷ đồng, tương ứng tăng 2,4 lần đối với doanh thu và đặc biệt là lợi nhuận sau thuế đã tăng gấp gần 4 lần trong vòng 5 năm. Dự kiến từ năm 2020, khi Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất hoạt động ổn định, doanh thu của Tập đoàn dự kiến đạt khoảng 100.000 tỷ đồng mỗi năm.

Song song với đó, chỉ 2 ngày sau khi “biến mất” trong danh sách tỷ phú USD của Forbes, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát đã trở lại danh sách này với tài sản 1 tỷ USD, xếp hạng 1996.

Mới đây, HĐQT của Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát đã thông qua chủ trương tăng vốn cho các công ty con. Cụ thể, Hòa Phát góp 500 tỷ đồng vào Công ty TNHH Tôn Hòa Phát, tăng vốn điều lệ tại Tôn Hòa Phát lên mức 1.500 tỷ đồng. Còn tại Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất, Tập đoàn Hòa Phát góp thêm 5.000 tỷ đồng, tăng vốn điều lệ tại công ty này lên 25.000 tỷ đồng.

Nguồn tiền cho đợt góp vốn vào Thép Hòa Phát Dung Quất lần này đến từ khoản vay vốn nước ngoài do Ngân hàng BNP Paribas làm đầu mối và vốn tự có.

Vào thời điểm kết thúc quý III.2018, tổng vay và nợ thuê tài chính cả ngắn hạn lẫn dài hạn của HPG đã lên đến 22.035,3 tỷ đồng. Như vậy, gánh nặng nợ vay ngày càng nặng nề đối với tỷ phú Trần Đình Long và Hòa Phát.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem