Họa sĩ Henri Rousseau (sinh 1844 - mất 1910 tên đầy đủ Henri Julien Félix Rousseauhay) là họa sĩ Hậu Ấn tượng Pháp, theo trường phái Ngây Thơ. Khi còn sống, ông bị người đương thời cười nhạo vì là người tự học nghệ thuật, bị chế giễu với các tác phẩm được nhìn theo cách nhìn hẹp hòi lúc bấy giờ. Tranh ông lúc đương thời bị đánh giá là không cân đối, đơn giản quá đáng, vẽ quá ngây ngô, thật thà.
Tác phẩm “Hungry Lion” từng gây sốc và bị chế giễu bởi các nhà phê bình khi nó được trưng bày tại Salon d'Automne năm 1905.
Rousseau mong ước được trở thành một họa sĩ thực thụ, ông tin rằng tác phẩm của mình có tinh thần hiện thực đầy thuyết phục. Nhưng rất lâu sau khi Rousseau mất (năm 1910), các họa sĩ siêu thực mới xuất hiện và ca tụng giá trị tác phẩm nghệ thuật của ông. Danh họa đại tài Picasso là người làm cho giới nghệ thuật phải chú ý tới Henri Rousseau bằng cách tổ chức một đại tiệc vào năm 1908 để tôn vinh ông.
Đối với nghệ thuật hiện đại, người đời đều phải công nhận ông là một thiên tài – một thiên tài tự học.
Đặc điểm tranh cây cỏ của Rousseau là ông thường cường điệu kích cỡ, màu sắc của lá và hoa, tạo khung cảnh ma mị, chèn thêm những tạo vật lượn lờ như trong cảnh thần tiên. Khi xem tranh của Rousseau, người xem mới dần nhận ra sự tinh tế ẩn trong bức tranh, ẩn dưới một kỹ thuật đặc sắc, không phô trương. Henri Rousseau là một trong những nghệ sĩ gây tò mò nhất trong nghệ thuật hiện đại.
Tới đây, bức tranh “Hungry Lion” của Rousseau (tác phẩm từng gây sốc và bị chế giễu bởi các nhà phê bình khi nó được trưng bày tại Salon d'Automne năm 1905) sẽ được gửi đến thành phố Essen ở Đức, trưng bày trong triển lãm “The Shadow of the Avant-Garde” tại bảo tàng Folkwang, họa sĩ Rousseau sẽ là nhân vật chính của buổi triển lãm.
Các sử dụng màu sắc trong các tác phẩm của Henri Rousseau mang phong cách rất riêng. Năm 1905, tác phẩm “Hungry Lion” đã được trưng bày cho công chúng tại Salon d'Automne, một nhà phê bình đã rất sốc bởi cường độ của bức tranh.
Sự nghiệp nghệ thuật của ông có nhiều điều thú vị và nhiều giai đoạn bước ngoặt, để có danh tiếng là cha đỡ đầu của nghệ thuật hiện đại như ngày nay, Rousseau đã hoàn toàn tự học.
Tác phẩm “The Lion in a Tropical Storm” là một trong những tác phẩm đầu tiên giúp nghệ sĩ Rousseau nổi tiếng.
Rousseau sinh năm 1844 tại thị trấn Laval, Mayenne, Pháp. Trong hơn hai thập kỷ, ông đã làm việc cho Sở thuế nhập thị Paris, sống cuộc sống thu mình với biệt danh là viên hải quan.
Nguyên nhân tại sao Rousseau quyết định theo con đường nghệ thuật khi đã ở vào cái tuổi 40 vẫn còn mơ hồ, có ý kiến cho rằng đó là cách để ông quên những sự nhàm chán từ công việc tại sở thuế của mình.
Năm 1886, Rousseau giới thiệu bốn bức tranh đáng kinh ngạc tại địa điểm tổ chức triển lãm Salon des Indépendants. Dù nhiều tác phẩm của ông luộn bị nhạo báng quá đáng, Rousseau vẫn kiên trì gửi tác phẩm đến các buổi triển lãm mỗi năm, ngoại trừ năm 1899 và 1900.
Có rất nhiều nhận xét tiêu cực nhằm vào các tác phẩm của Rousseau như: "Monsieur Rousseau đã vẽ bằng chân, trong khi mắt thì bị bịt lại", một nhà phê bình nói. Một nhận xét khác là "tôi không bao giờ nhìn thấy thứ gì kỳ cục hơn bức tranh này". Rousseau đã dán tất cả nhận xét tiêu cực đó vào một sổ lưu niệm.
Xét theo các đánh giá về nghệ thuật thế kỷ 19, tranh của Rousseau bị xem là thô lỗ. Hình dáng và bố cục trong tác phẩm của ông lúng túng và vụng về, ông cũng không nắm chắc các điểm, không theo một trường phái nào, thêm vào đó ông còn sử dụng màu sắc - đặc biệt là màu đen - mang phong cách riêng.
Kasper König, giám tuyển của Bảo tàng Folkwang nhận xét sở dĩ Rousseau có sức ảnh hưởng tới mỹ thuật hiện đại bởi chính sự tự học của mình. Nếu Rousseau được đào tạo chính quy, König nói: “Ông ấy có thể không vẽ ra được các tác phẩm nổi tiếng của mình như Hungry Lion, vì Rousseau không thể biết phải làm gì hay không làm gì cho đúng “quy tắc”.
Các nhân vật trong tác phẩm “The Football Players” vẽ năm 1908 của nghệ sĩ Rousseau từng bị đánh giá trông vụng về và ngây thơ, tay chân kỳ lạ méo mó.
Rousseau đã không quan tâm đến các quy tắc. Ông vẽ các tác phẩm theo suy nghĩ riêng của mình. Xét theo quan điểm, việc tự học không nhất thiết phải tuân theo các quy tắc. Và điều này, tất nhiên, cũng đúng với nghệ thuật.
Thực sự thì họa sĩ Rousseau chưa bao giờ rời khỏi nước Pháp. Ông chỉ đi thăm thú các vườn thực vật, sở thú ở Paris, rồi từ đó vẽ cây, vẽ thú. Nhưng rất nhiều tác phẩm của ông là thành phẩm từ trí tưởng tượng tuyệt vời của ông. Rousseau hay đi thăm các bảo tàng, xem sách, xem tạp chí về thực vật. Ông cũng nghe những người lính đánh thuê nghỉ phép về quê kể chuyện, nghe họ tả lại những phong cảnh đã đi qua cho ông nghe và đặt vào tác phẩm.
Rousseau không bao giờ cố gắng vẽ những gì mà mọi người muốn ông vẽ. Thực tế, Rousseau đã rất thông minh. Ông có ý thức rằng ông đã phát minh ra một cách mới để vẽ. Có lẽ, sau tất cả, cha đẻ của “nghệ thuật ngây thơ” không hề ngây thơ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.