Đắm chìm trong niềm vui làm mẹ, bận rộn chăm sóc con gái nhỏ nhưng họa sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền vẫn dành đủ thời gian sáng tác hàng loạt bức tranh mang màu sắc tươi sáng, hạnh phúc. Và nhân vật truyền cảm hứng cho chị không là ai khác ngoài bé Cám.
Từng tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ở tuổi thất thập, họa sĩ Lý Ngọc Thành sống nghèo khó nhờ gánh ve chai của vợ và những bữa cơm từ thiện, dù tranh của ông được trả giá tới vài triệu đến vài chục triệu đồng.
"Khi vẽ những tác phẩm này, cảm xúc của tôi dâng trào vì tuổi thơ của tôi giống hệt như thế, nhiều hình ảnh mà tôi không bao giờ có thể quên lãng được", họa sĩ Trần Nguyên chia sẻ với Dân Việt.
Nghề họa sỹ trước năm 1997 ở Sài Gòn không đủ nuôi sống mình và vợ con, ông Trương Tấn Viễn quyết định chuyển sang nghề “xé quần jeans”. Đến hiện tại, thâm niên trong nghề “xé quần” được 30 năm, ông Viễn giờ chỉ làm vì đam mê mong muốn có truyền nhân để nối nghề.
Thiên Anh đã nhận được thông báo trúng tuyển từ 12 trường đại học ở Mỹ trong đó nữ sinh giành được học bổng từ 10 trường, giá trị lớn nhất là hơn 4 tỷ đồng.
Cận Tết, khắp ngõ phố phường 2, đường Nguyễn Khoái, quận 4, TP.HCM, các bức tường lại bừng sáng với màu sơn và họa tiết mới. Cả khu phố là một bức họa khổng lồ, được tạo bởi bàn tay của "họa sĩ" khéo tay Nguyễn Văn Minh.
Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo của người họa sĩ, anh Nguyễn Hoàng Anh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã tạo nên hàng nghìn búp bê với trang phục 54 dân tộc Việt Nam, thu hút sự quan tâm không chỉ của người dân trong nước mà còn nhận về sự chú ý đặc biệt từ du khách nước ngoài.
Từ bỏ vị trí giám đốc sáng tạo của một công ty tên tuổi vì cảm thấy mình đang sống như một cỗ máy, Brain Huy tìm đến Phật giáo để tìm hiểu tại sao mình đã đạt được điều mình muốn mà vẫn không hạnh phúc. Và chính cuộc tìm kiếm đó đã đưa người họa sĩ trẻ tới điểm neo của hạnh phúc.