Theo bản án sơ thẩm, năm 2006 khi giữ chức Chủ tịch HĐQT Vinalines,
Dương Chí Dũng ký hai
văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét dự án xây dựng Nhà máy sửa chữa, đóng mới tàu biển phía Nam. Bộ
GTVT chưa bổ sung vào quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ để trình Thủ tướng phê duyệt,
nhưng ông Dũng đã giao Tổng giám đốc
Mai Văn Phúc chỉ đạo, lập ban quản lý dự án, đồng ý mua ụ
nổi.
Bị cáo
Dương Chí Dũng bị dẫn giải vào chiều nay (25.4). Ảnh: Việt Dũng
Bản án sơ thẩm quy kết, ụ nổi 83M được lãnh đạo Vinalines duyệt mua của Công ty
Nakhodka (Nga) thông qua môi giới của Công ty AP với giá 9 triệu USD thực chất là ụ cũ nát, hỏng.
Tuy nhiên, đoàn khảo sát của Vinalines đã báo cáo sai sự thật. Cùng với việc tắc trách của nhóm cán
bộ hải quan Vân Phong (Khánh Hòa) và Cục Đăng kiểm, ụ nổi sản xuất từ năm 1965 này đã được thông
quan.
Tổng tiền đổ vào ụ nổi kể cả sửa chữa, lai dắt về Việt Nam phải điều chỉnh lên
thành 19,5 triệu USD. Các cơ quan tố tụng đánh giá việc mua ụ nổi đã gây thiệt hại cho Vinalines
gần 367 tỷ đồng. Hiện, ụ chỉ là "đống sắt gỉ" chưa đưa được vào sử dụng, tiền thuê bến bãi mỗi
tháng hết 1 tỷ đồng. Hành vi của ông Dũng và 9 người liên quan việc này được xác định là cố ý làm
trái.
Thông qua việc mua ụ nổi này, nhóm cán bộ Vinalines gồm ông Dũng, Phúc và Trần
Hải Sơn (nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), Trần Hữu Chiều (nguyên Phó
tổng giám đốc Vinalines) bị kết tội tham ô khi chia nhau tiền "lại quả" 1,66 triệu USD (hơn 28 tỷ
đồng) từ bên bán.
Ông Dũng, Phúc bị án sơ thẩm tuyên phạt tử hình, 7 người còn lại từ 7 đến 22 năm.
Bị cáo lĩnh án thấp nhất, 4 năm, là Bùi Thị Bích Loan (nguyên kế toán trưởng Vinalines). Bà Loan
cũng là người duy nhất không kháng cáo kêu oan, xin giảm hình phạt và mức tiền bồi thường.
Các bị cáo tại toà. Ảnh: Việt Dũng
Tại phiên phúc thẩm mở từ ngày 22.4, ông Dũng "thề có trời đất chứng giám" rằng
không nhận 10 tỷ đồng do Sơn khai chia lại quả từ số tiền 1,66 triệu USD. Trong
lời nói sau cùng,
cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines tha thiết mong có cơ hội được sống để được minh oan. "Bị cáo trung
thành với xã hội, yêu cuộc sống", ông Dũng trình bày.
Ông Phúc cũng khẳng định đã làm đúng với trách nhiệm của tổng giám đốc mới được
bổ nhiệm. Ông cho hay mới về Vinalines "không có chân rết, tay chân trong Tập đoàn Vinalines" hơn
nữa "vốn không đội trời chung" với Dương Chí Dũng thì sao có thể bắt tay để tham ô.
Ông Phúc cho rằng là nạn nhân của vụ án, sẵn sàng nhận tội chết nếu toà chứng
minh ông có tội và coi những lời khai của Trần Hải Sơn (nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa
tàu biển Vinalines) về việc đưa 10 tỷ đồng trong gói tiền "lại quả" là man trá.
Trong khi đó, bị cáo Sơn một mực cho biết giữ nguyên lời khai tại cơ quan điều
tra và phiên sơ thẩm về việc đã nhận tiền từ phía đối tác bán ụ nổi và giao cho ông Phúc và Dũng
mỗi người 10 tỷ. Số còn lại Sơn và Trần Hữu Chiều (nguyên Phó tổng giám đốc Vinalines) chia
nhau.
Dù đánh giá hai ông anh đã cầm tiền mà không thừa nhận, đổ lỗi lẫn nhau song Sơn
cũng xin HĐXX không tuyên án tử hình với "anh Dũng, anh Phúc" để họ có cơ hội được minh oan.
VKS Tối cao cho rằng nhóm bị cáo Vinalines đã cho nhập "đống rác" trị giá hàng
trăm tỷ đồng về Việt Nam. Đây là số tiền thất thoát của Nhà nước, của nhân dân nên VKS đã đề nghị
HĐXX bác đơn kháng cáo của Dũng, Phúc, Chiều, Sơn nhưng giảm hình phạt, bồi thường cho nhóm nguyên
cán bộ hải quan Vân Phong.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.