Tiếp tục nhân rộng mô hình
Ông Hoàng Ngọc Chinh - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Bình cho biết, cửa hàng nông sản an toàn Tùng Dương là cửa hàng thứ 5 trên địa bàn tỉnh được Hội ND tỉnh triển khai xây dựng nhằm thực hiện đề án "Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn", góp phần giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm nông sản có nguồn gốc rõ ràng.
Ông Chinh cho biết thêm, tại các cửa hàng này có bày bán hàng trăm sản phẩm nông sản an toàn đáp ứng đủ các tiêu chí, chứng nhận, tiêu chuẩn về sản xuất an toàn tại các HTX, đơn vị trong và ngoài tỉnh. "Để người tiêu dùng yên tâm sử dụng, chúng tôi thường xuyên phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Nếu trong quá trình hoạt động, có cửa hàng nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm” - ông Chinh khẳng định.
Đồng chí Đinh Khắc Đính (phải) - Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN cùng lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, huyện Yên Khánh tham quan các sản phẩm nông sản tại cửa hàng nông sản an toàn Tùng Dương. ảnh: Trần Quang
"Trong thời gian tới, Hội sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục nâng cao chất lượng các mô hình sản xuất, cửa hàng kinh doanh đã có và tiếp tục mở rộng các mô hình khác ra toàn tỉnh giúp người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh được tiêu dùng sản phẩm an toàn và tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm cho HTX, hội ND trên địa bàn tỉnh" - ông Chinh nói.
Cũng theo ông Chinh, sau hơn 2 năm triển khai đề án "Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn", đến nay, toàn tỉnh Ninh Bình có hơn 400 mô hình “Nông dân nói không với thực phẩm bẩn”, trong đó có 18 mô hình cấp tỉnh, 32 mô hình cấp huyện, thành phố và hàng trăm mô hình cấp cơ sở với nhiều tập thể, cá nhân điển hình có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả.
Nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi
“Với sự tham gia của Hội ND, nhiều mô hình sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn đã được ra đời. Ví dụ, mô hình
Sau khi xây dựng được mô hình sản xuất, cửa hàng, chúng ta phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối tiêu dùng để kích cầu tiêu dùng giúp cho người sản xuất tiêu thụ sản phẩm thuận lợi. Như vậy bà con mới yên tâm sản xuất, nhân rộng mô hình làm lợi cho cộng đồng và đưa nền nông nghiệp của tỉnh nhà đi đúng hướng và bền vững hơn".
Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Đinh Khắc Đính |
sản xuất rau an toàn của HTX nông nghiệp Phúc Long (huyện Yên Mô); mô hình sản xuất giò chả an toàn Hải Thơm (huyện Kim Sơn); mô hình chăn nuôi an toàn HTX chăn nuôi dê Ninh Bình (huyện Hoa Lư)... đã góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi cách nghĩ, cách làm trong sản xuất nông nghiệp của hội viên ND” - ông Chinh nói.
Ông Chinh cũng cho biết, thời gian tới, các cấp Hội trong tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; hướng dẫn nông dân sử dụng chế phẩm sinh học, các loại thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi trong danh mục được phép sử dụng...
Bên cạnh đó, Hội sẽ tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình “Nông dân nói không với thực phẩm bẩn”; hỗ trợ nông dân đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thiết kế bao bì sản phẩm; giới thiệu, quảng bá nông sản an toàn tới người tiêu dùng.
Đi tham quan các gian hàng nông sản an toàn, đồng chí Đinh Khắc Đính - Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN rất vui mừng khi thấy trên các kệ bày rất nhiều sản phẩm nông sản, đặc sản được sản xuất trong và ngoài tỉnh Ninh Bình.
“Các sản phẩm bày bán ở đây không chỉ đa dạng, phong phú mà mặt hàng đều có đóng gói, có nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng. Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp của Ninh Bình đang phát triển rất tốt. Từ các sản phẩm này cũng thấy được sự chuyên nghiệp của người sản xuất và tổ chức triển khai dự án “Nông dân nói không với thực phẩm bẩn” của Hội ND tỉnh Ninh Bình" - đồng chí Đinh Khắc Đính khẳng định.
Đồng chí Đinh Khắc Đính cũng yêu cầu trong thời gian tới, các cấp hội của tỉnh cần tăng cường phối hợp với các sở, đoàn thể, đơn vị liên quan trong tỉnh tiếp tục tuyên truyền, vận động các hội viên tiếp tục nâng cao ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn. Đặc biệt là việc kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị, tạo sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho bà con.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.