Các địa phương được hỗ trợ dịp này là: Sóc Trăng, Ninh Thuận, Cao Bằng, Nghệ An, Tuyên Quang, Trà Vinh, Đắk Nông, Quảng Bình, Bắc Kạn, Kon Tum, Đắk Lắk, Bạc Liêu, Gia Lai, Hà Giang, Bình Phước, Quảng Ngãi và Quảng Trị.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, vừa qua, có 18 tỉnh gặp khó khăn về nguồn lực (gồm: Sóc Trăng, Ninh Thuận, Cao Bằng, Nghệ An, Tuyên Quang, Trà Vinh, Đắk Nông, Quảng Bình, Đắk Lắk, Bạc Liêu, Gia Lai, Bắc Kạn, Kon Tum, Hà Giang, Bình Phước, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Lạng Sơn) đề nghị Trung ương hỗ trợ 18.458,71 tấn gạo cứu đói cho 204.663 hộ với 1.217.249 nhân khẩu. Trong đó, hỗ trợ cứu đói Tết là 16.920.850 tấn gạo cho 1.127.990 nhân khẩu, hỗ trợ cứu đói giáp hạt là 1.537,86 tấn gạo cho 89.259 nhân khẩu.
Trên cơ sở đề xuất của địa phương, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Bộ Tài chính rà soát, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xuất cấp 18.002,01 tấn cứu đói cho 199.809 hộ với 1.200.134 nhân khẩu dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và giáp hạt năm 2023.
Còn theo Tổng cục Dự trữ nhà nước (Bộ Tài chính), từ đầu năm đến ngày 26/12/2022, cơ quan này đã giao các cục dự trữ nhà nước khu vực thực hiện xuất cấp 107.327 tấn gạo để hỗ trợ cho các địa phương. Tổng giá trị của số lượng gạo dự trữ này là khoảng 1.287 tỷ đồng.
Cụ thể, số gạo hỗ trợ cứu đói dịp Tết Nguyên đán năm 2022 là 13.959 tấn cho 16 tỉnh. Số gạo hỗ trợ cứu đói giáp hạt đầu năm 2022 là 10.370 tấn cho 17 tỉnh. Hỗ trợ gạo trong dịch Covid-19 đầu năm 2022 là 1.869 tấn cho 3 tỉnh. Bên cạnh đó, hỗ trợ gạo khắc phục hậu quả thiên tai do ảnh hưởng mưa lũ, hạn hán mất mùa là 4.171 tấn cho 4 tỉnh, hỗ trợ gạo cho học sinh tại 42 tỉnh, thành phố 67.223 tấn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.