Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo thống kê của VMBA, có tới 6.400 tỷ đồng trái phiếu phát hành đến từ mảng Ngân hàng (chiếm 99,6% tổng số lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp). Còn lại 20 tỷ đồng trái phiếu đến từ mảng Chứng khoán (Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí).
Lũy kế từ đầu năm, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là 149.677 tỷ đồng, với 10 đợt phát hành ra công chúng trị giá 11.378 tỷ đồng (chiếm 7,6% tổng giá trị phát hành) và 140 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 138.300 tỷ đồng (chiếm 92,4%tổng số).
Các doanh nghiệp đã mua lại 8.708 tỷ đồng trái phiếu trong tháng 7. Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị trái phiếu đã được mua lại trước hạn đạt 85.742 tỷ đồng, giảm 32,1% so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng là nhóm ngành dẫn đầu, chiếm khoảng 64,5% tổng giá trị mua lại trước hạn (tương ứng khoảng 55.278 tỷ đồng).
Trong phần còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 133.983 tỷ đồng. 42,4% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm Bất động sản với khoảng 56.782 tỷ đồng, theo sau là nhóm Ngân hàng với gần 19.498 tỷ đồng (chiếm 14,6%).
Tính riêng tuần đầu tháng 7/2024 có 9 doanh nghiệp thông báo chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu và thay đổi điều kiện, điều khoản trái phiếu. Nhiều công ty chậm thanh toán hoặc phải giãn nợ trái phiếu chủ yếu thuộc lĩnh vực bất động sản, tiêu biểu là Novaland (NVL), Bất động sản Gia Đức - chủ đầu tư dự án Aqua City, Bất động sản Vĩnh Xuân,...
Theo thống kê của FiinGroup, trong 5 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ chậm trả trái phiếu đạt gần 18% trong đó bất động sản là ngành có quy mô trái phiếu chậm trả lớn nhất với tỷ lệ chậm trả lên đến 42,5%.
Trong nửa cuối năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 140.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản (gần 59.000 tỷ đồng), tương đương 42%. Đây cũng là nhóm trái phiếu gặp áp lực trả nợ lớn nhất hiện nay.
Về giao dịch trái phiếu phát hành riêng lẻ, trong tuần (8-12/7), giá trị giao dịch riêng lẻ trung bình ngày đạt 4.759 tỷ đồng, tăng 120% so với tuần trước. Các tổ chức phát hành có trái phiếu được giao dịch nhiều nhất là Ngân hàng TMCP Á Châu (5.108 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (2.027 tỷ đồng) và CTCP Vinhomes (1.976 tỷ đồng). Tính từ đầu năm đến nay, tổng giá trị giao dịch trái phiếu phát hành riêng lẻ đạt 526.000 tỷ đồng.
Ở một diễn biến khác, trong tuần từ 15-21/7/2024, có 4 doanh nghiệp thông báo xin gia hạn thêm lô trái phiếu. Cụ thể, Công ty Cổ phần Mua bán nợ Thuận Minh xin gia hạn trái phiếu thêm 9 tháng cho lô trái phiếu mã TMDCH2123001. Công ty Cổ phần Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận xin gia hạn trái phiếu thêm 24 tháng lô trái phiếu mã TT.BOND.2020; Công ty TNHH Điện Mặt trời Trường Lộc - Bình Thuận cũng xin gia hạn trái phiếu thêm 24 tháng cho lô trái phiếu mã HL3.BOND.2020 và cuối cùng là Công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng Hoàng Sơn 2 xin gia hạn trái phiếu thêm 15 tháng cho lô trái phiếu mã HS2.H.20.23.001.
Vis Ratings công bố báo cáo về thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho thấy tỷ lệ trái phiếu chậm trả trong tháng 7 vẫn sẽ ở mức cao. Ước tính trong tháng 7 sẽ có khoảng 60% trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn có nguy không trả được nợ gốc đúng hạn, giá trị khoảng 5.400 tỷ đồng.
Trong đó, 5.200 trái phiếu rủi ro do các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng và bất động sản dân cư phát hành như Novaland, Nam Land, Big Gain, Đại Thịnh Phát và Kita Invest, và đều không trả lãi đúng hạn vào năm 2023.
Kế hoạch phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2024:
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) đã thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ trong quý III - IV năm 2024 với tổng giá trị tối đa 6.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo,mệnh giá 1 tỷ đồng/ trái phiếu, kỳ hạn từ 2 năm đến 7 năm.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã thông qua phương án phát hành trái phiếu công chúng được chia làm 2 đợt trong năm 2024. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, và có tài sản đảm bảo với giá trị tối đa 8.000 tỷ đồng. Mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, kỳ hạn 8 năm và 10 năm.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã thông qua phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ trong năm 2024 với tổng giá trị tối đa 1.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, kỳ hạn 6 năm.
Về thị trường trái phiếu sơ cấp, ngày 10/7, Kho bạc Nhà nước gọi thầu tổng cộng 12.000 tỷ đồng TPCP ở nhiều kỳ hạn. Trong khi trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 30 năm không trúng thầu, tỷ lệ trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 15 năm lần lượt đạt 54% và 70%. Lãi suất trúng thầu kỳ hạn 10 năm giữ nguyên ở mức 2,74%.
Từ đầu năm 2024 đến ngày 10/7, Kho bạc Nhà nước đã huy động 174.094 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn từ 5 năm đến 30 năm, đạt khoảng 43,5% kế hoạch phát hành trong năm 2024.
Trong tuần này (15-19/7). KBNN sẽ gọi thầu 12.000 tỷ đồng ở 4 kỳ hạn (5, 10, 15 và 20 năm).
Về thị trường trái phiếu thứ cấp, giá trị giao dịch (GTGD) đạt 45.543 tỷ đồng, trong đó GTGD thông thường (outright) trung bình ngày giảm 24% so với kỳ trước, GTGD mua bán lại (repo) trung bình ngày tăng 38% so với kỳ trước. Khối ngoại mua ròng 50 tỷ đồng trong kỳ báo cáo. Lợi suất trung bình TPCP tại phòng giao dịch của VBMA tăng ở tất cả các kỳ hạn so với tuần trước.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.