Ngoài chi phí đi lại – thứ luôn tăng vọt trong mỗi dịp nghỉ lễ, lượng chi tiêu cho các vật dụng gia đình, đồ ăn hay trang thiết bị cá nhân như quần áo (thường là mua quần áo mới cho tất cả các thành viên trong gia đình) cũng tăng đột biến.
Cuối cùng là tiền lì xì cho bạn bè và người thân, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi công ty nghiên cứu TNS vào tháng 1 cho biết phần lớn người tiêu dùng Việt Nam lên kế hoạch tăng chi tiêu trong suốt dịp Tết lên mức trung bình là 14,2 triệu VNĐ. Số tiền này không hề nhỏ nếu đem so với thu nhập của đa số người dân Việt Nam hiện nay.
Với những khoản chi tiêu hào phóng như vậy cộng thêm không khí tiệc tùng, ăn uống trên khắp cả nước, Tết còn là dịp gây ra chi phí đắt giá về mặt con người.
Thống kê được công bố bởi Bộ Y tế Việt Nam cho thấy kể từ mùng 7.2 (tức ngày mùng 1 tết Âm lịch) đến 12.2 có hơn 35.000 trường hợp nhập viện cấp cứu do tai nạn giao thông, đánh lộn và ngộ độc rượu. Trong số đó, có tới 30.000 trường hợp là do tai nạn giao thông.
Dịp Tết năm nay có 160 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, giảm từ 233 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo của Cục Thống kê Việt Nam cũng cho thấy trong năm 2015 trung bình có 24 trường hợp chết do tai nạn giao thông mỗi ngày và 60 người bị thương.
Điều này rõ ràng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh tế khi mà chi phí chăm sóc y tế tăng và giảm thu nhập tiềm năng.
Bộ Y tế Việt Nam cũng đã công bố 3.400 trường hợp nhập viện vì thương tích liên quan tới đánh lộn, trong đó 10 người tử vong. Ngoài ra còn có gần 2.000 người phải cấp cứu vì ngộ độc rượu.
Hiện tại, các cửa hiệu và nhà hàng trên khắp đất nước Việt Nam đang mở cửa trở lại còn công nhân cũng đã quay lại thành phố làm việc.
Cuộc sống đang bắt đầu quay lại guồng quay thông thường. Tuy nhiên với rất nhiều gia đình, những món chi tiêu quá tay cho Tết cũng như những sự việc không hay xảy ra trong kỳ nghỉ này khiến họ chỉ muốn quên đi trong năm mới.
Phương Linh (Tri thức trẻ/cafeBiz)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.