Huawei muốn học hỏi từ Mỹ dưới cái bóng của lệnh trừng phạt

Huỳnh Dũng Thứ hai, ngày 05/07/2021 09:45 AM (GMT+7)
Một bài phát biểu được xuất bản trực tuyến gần đây cho thấy, người sáng lập Huawei Ren Zhengfei nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục mở rộng ra bên ngoài Trung Quốc. Ông cảnh báo chống lại sự cô lập và cho biết, công ty có nhiều điều để học hỏi từ Mỹ về khoa học và công nghệ.
Bình luận 0

Theo công bố từ người sáng lập công ty và Giám đốc điều hành Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi), nền công nghệ Huawei phải duy trì sự cởi mở, tiếp tục phát triển trên thị trường quốc tế và học hỏi từ Hoa Kỳ, mặc dù quốc gia này tiếp tục gây áp lực.

Tại diễn đàn, Ren đã trả lời các câu hỏi từ đại diện các nhân viên công ty của mình, bao gồm các câu hỏi liên quan đến những thách thức mà công ty tiếp tục phải đối mặt theo các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, khi cắt bỏ họ khỏi các công nghệ quan trọng.

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

"Trung Quốc có phải là một phần của thế giới? Đúng. Do đó, sự kiên định của chúng ta đối với toàn cầu hóa cũng bao gồm thị trường nội địa", Ren trả lời trước câu hỏi về việc liệu công ty có trụ sở tại Thâm Quyến có nên tập trung nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc trước các lệnh trừng phạt của Mỹ hay không. "Chúng ta không thể tự thu mình lại và tự cô lập. Chúng ta phải luôn cởi mở".

Ren, 76 tuổi cho biết công ty vẫn cần học hỏi từ Mỹ vì quốc gia này linh hoạt cũng như mạnh hơn về cả khoa học và công nghệ.

"Chỉ vì Mỹ đang cố gắng đàn áp chúng ta không có nghĩa là chúng ta không công nhận đó là một bậc thầy. Suy nghĩ như vậy sẽ dẫn đến sự cô lập".

Nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và trước đây là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất của Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều trở ngại kể từ năm 2019, vì một trong những căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra. Điều này đã khiến công ty bị cấm truy cập các sản phẩm liên quan đến công nghệ và dịch vụ quan trọng của Mỹ. Sau đó, Huawei cũng bán thương hiệu điện thoại thông minh giá rẻ Honor và dốc hết nguồn lực của mình trong các lĩnh vực kinh doanh mới như dịch vụ điện toán đám mây và ô tô thông minh.

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Khi được hỏi về những khó khăn ngày càng tăng mà công ty đang phải đối mặt do môi trường quốc tế thay đổi nhanh chóng, Ren cho biết thách thức quan trọng nhất là làm thế nào công ty phải tiếp tục hợp tác tốt với các đối tác quốc tế.

"Chúng ta phải hợp tác với sự chân thành" Ren nói. "Khi gặp khó khăn, nghĩa là chúng ta đã làm được điều mà người khác không làm được và đó mới chứng tỏ được giá trị của chúng ta".

Giống như các bài phát biểu nội bộ trước đây của mình trong công ty, Ren trong bài phát biểu này đã kết hợp các chiến lược của công ty với các ngôn ngữ triết học, thuật ngữ quân sự và đề cập đến các chủ đề xã hội và văn hóa nóng hiện nay.

Trong suốt vài năm qua, ông Ren duy trì giọng điệu lạc quan và tỏ ra tự tin vào "khả năng tồn tại của Huawei". 

"Chúng tôi có nhiều cách để vượt qua khó khăn", ông Ren nói và cho biết công ty đạt được tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận khả quan dù ông không tiết lộ con số cụ thể. 

Ảnh: @Pixabay.

Ảnh: @Pixabay.

Ở thời điểm hiện tại, Ông Ren đang kỳ vọng Mỹ sẽ "nhẹ tay" hơn với tập đoàn viễn thông khổng lồ sau 2 năm bị áp cấm vận. Huawei bị Washington xem là mối đe dọa an ninh quốc gia dưới chính quyền của Tổng thống Donald Trump và bị cấm tiếp cận các phần mềm, linh kiện quan trọng của Mỹ. Những cấm vận từ Mỹ khiến Huawei bị ảnh hưởng lớn, đặc biệt trong mảng kinh doanh smartphone. Trong năm 2020, nhiều quốc gia như Anh cũng đã cấm Huawei tham gia thị trường 5G. 

Washington cũng cáo buộc thiết bị viễn thông do Huawei sản xuất có thể được dùng để do thám người Mỹ. Trong khi đó, tập đoàn Trung Quốc liên tục phủ nhận những cáo buộc trên.


Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem