Huawei ôm mộng trở thành "Google thứ hai"

Trần Vy Thứ ba, ngày 27/04/2021 15:25 PM (GMT+7)
Với những khó khăn liên tiếp gây ra bởi phần cứng, Huawei đã chuyển sang phát triển phần mềm, hướng tới cạnh tranh với Google.
Bình luận 0

Nếu Mỹ không can thiệp vào hoạt động kinh doanh điện thoại của Huawei trong năm 2019 và 2020, chắc chắn công ty sẽ là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Vào ngày 16/5/2019, Mỹ đã cấm công ty truy cập vào chuỗi cung ứng của nước này. Chính quyền Mỹ cũng chặn công ty sử dụng các ứng dụng của Google, bao gồm cả phiên bản Android được cấp phép.

Huawei đang thực hiện chuyển đổi từ phần cứng sang phần mềm

Đúng một năm sau, Mỹ đã thay đổi các quy tắc xuất khẩu của mình, cấm các xưởng đúc toàn cầu sử dụng công nghệ của Mỹ vận chuyển chip cho Huawei mà không có giấy phép. Đây rõ ràng là cách Mỹ “chặt đứt” đường đi của Huawei, ngăn nhà sản xuất Trung Quốc mua tất cả các chip Kirin 5nm tiên tiến từ TSMC do chính họ thiết kế.

img

Huawei buộc phải thay đổi chiến lược của mình do những khó khăn từ Chính phủ Mỹ.

Kết quả là Huawei đã phải bán dòng smartphone phụ Honor của mình để không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Mỹ và tụt xuống nhà cung cấp điện thoại lớn thứ bảy thế giới.

Vào ngày 26/04 vừa qua, CNBC báo cáo, Huawei đã giới thiệu một số sản phẩm điện toán đám mây mới nhằm cạnh tranh với Alibaba của Trung Quốc, tương lai xa hơn sẽ trở thành phiên bản thứ hai của Google. Cụ thể, trong một thông cáo báo chí được phát hành vào Chủ nhật, Huawei cho hay sẽ tập trung vào đám mây để "tăng tỷ trọng kinh doanh phần mềm và dịch vụ."

img

Ảnh concept dòng Huawei P50.

Ví dụ mới nhất là vào tuần trước, Arcfox đã ra mắt một chiếc ô tô có buồng lái được trang bị hệ điều hành HarmonyOS của Huawei. Đây là hệ thống phần mềm được Huawei tin tưởng để thay thế phiên bản Android được Google cấp phép trên điện thoại.

Neil Shah, giám đốc nghiên cứu tại Counterpoint Research, tuyên bố "Huawei đang tăng trưởng gấp đôi khi chuyển hướng sang một công ty phần mềm / đám mây và dịch vụ." Nhưng do các hạn chế mà Mỹ đặt ra đối với Huawei, công ty "không thể mua các linh kiện bán dẫn quan trọng và công nghệ liên quan" từ các bang. Ông Shah cho hay, trọng tâm của Huawei là chuyển từ phần cứng sang phần mềm và "nỗ lực trở thành Google thứ hai."

img

Harmony OS chính là hy vọng mới về phần mềm của Huawei.

Huawei tuyên bố HarmonyOS có thể được sử dụng để chạy một số sản phẩm khác nhau từ điện thoại thông minh đến tivi và thậm chí cả ô tô. Giám đốc nghiên cứu của IDC, Will Wong đã có nhận định rất khách quan: "Những khó khăn từ việc kinh doanh điện thoại thông minh Huawei đã khiến hãng này buộc phải có một nền tảng di động khác - HarmonyOS. Chiếc xe có thể là một nền tảng di động lớn để áp dụng và sử dụng HarmonyOS.”

Tuy nhiên, ngay cả khi phần mềm này được phát triển thành công và áp dụng rộng khắp, Mỹ cũng không dễ dàng chấp nhận Huawei. Nói cách khác, phần mềm này sẽ không có cơ hội tiếp cận với người dùng Mỹ và "bước chân" vào đất nước cờ hoa.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem